Quả mận, đào là hai loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích trông thấy thì chúng có thể gây hại cho sức khoẻ của bạn nếu như lạm dụng.
Lợi ích của hai loại quả này
- Kích thích tiêu hóa: Mận có thể ăn trực tiếp, ép lấy nước uống hoặc chế biến thành mận khô, mứt, giúp kích thích tiêu hóa, điều trị nóng trong, ăn khó tiêu, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm ho… Nước ép từ quả mận có thể làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
- Hỗ trợ hấp thu sắt: Quả mận có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua ngọt, giòn, nhiều nước và được nhiều người ưa thích. Theo y học cổ truyền, mận có vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Trung bình mỗi quả mận có thể cung cấp 10% nhu cầu vitamin C thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày, hỗ trợ quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
- Chống bệnh tiểu đường: Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Annamalai (Ấn Độ), chiết xuất từ quả mận giúp tăng tổng số hemoglobin, vốn là chất vận chuyển ô xy trong các tế bào hồng cầu. Nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả chống bệnh tiểu đường của quả mận.
- Ngừa tiêu chảy: Nước ép từ quả mận chín hoặc nước sắc của nó được xem có tác dụng ngừa tiêu chảy mãn tính.
Những điều tối kỵ khi ăn mận, đào vào mùa hè
-Trị chứng ra mồ hôi trộm: quả đào chín tươi 5 quả. Rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối. Dùng liền 5 ngày.
- Trị ho do lạnh: quả đào tươi 3 quả, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, thêm 30g đường phèn, hầm cách thủy đến khi nát ra thì bỏ hạt, mỗi ngày dùng 1 lần. Dùng liền 5 ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều: quả đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó lấy thịt của quả xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), cho thêm nước sôi vào ăn. Mỗi liệu trình 15 ngày.
- Chữa đại tiện táo bón, khô miệng: quả đào tươi 5 quả, rửa sạch ăn sống, hoặc dùng đào khô 5 quả (15g) sắc nước uống. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Ai không nên ăn
Từ góc độ y học cổ truyền mà nói, mận, đào có tính nóng mà vị chua ngọt, có tác dụng nhuận tràng, giải khát, thích hợp với những người bị đường huyết thấp, bệnh phổi hay cao huyết áp dùng làm thực phẩm bổ trợ trị liệu. Nhưng đối với người có thể chất nóng thì ăn mận, đào sẽ lại càng nóng.
Do đó, những người có triệu chứng của bệnh nhiệt như miệng khô, đau họng, chảy máu cam tốt nhất là không ăn hoặc ăn ít để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh cơ thể suy nhược, nhiều bệnh trong người hay những người bệnh có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị.
Những người mắc bệnh về da, dễ nổi mụn, mề đay… cũng nên ăn ít đào.
Bệnh nhân mới ốm dậy yếu dạ dày khó hấp thụ không nên dùng. Phụ nữ có thai hạn chế ăn nhiều mận, đào sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết gây nguy hiểm cho sức khoẻ của cả mẹ và bé.
- Ngoài ra, vị chua còn làm ê răng, thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
- Mận là loại quả có nhiều chất chua (axit) có khả năng phân giải Ca-P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
Ăn bao nhiêu là đủ
Không nên ăn quá 10 quả /ngày, không nên ăn vào lúc đói và không lạm dụng vị chua để chấm nhiều muối. Khi ăn mận, bạn không nên gọt vỏ vì vỏ có rất nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn nên rửa sạch ngâm quả mận nước muối loãng trong khoảng 15-20 phút để đảm bảo an toàn trước khi ăn.