watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 22:27,Ngày 24/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 7184

Câu Chuyện Tuổi 23


» Đăng lúc: 12/03/15 07:04:24
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

- Đập Muỗi! Tại sao không phải tôi đèo Châu mà là ông đèo? Grào!


- Đóng Muối! Ông đâm sau lưng chiến sĩ phải không? Gréc! – Thằng Cuốc nghiến răng.


- Tao có làm gì đâu? Ặc ặc! – Tôi van nài.


Và tôi học được chân lý thứ ba: những thằng bạn không nên cùng thích một đứa con gái.


Tối hôm đó, tôi cố gắng hoàn thành nốt bức vẽ để tặng Hoa Ngọc Linh nhưng vẫn chưa thể nghĩ cách đổ màu. Chán nản, tôi tiện tay vẽ một bức chân dung. Tôi định vẽ một cô gái đáng yêu; nét đáng yêu ấy phải hiện lên từ vóc dáng, gương mặt, đôi mắt; một cô gái mà mọi thằng con trai nhìn vào đều cảm thấy cuộc đời vui hẳn lên. Lạ thay, khi hoàn thành bức vẽ, tôi nhận ra cô gái trong tranh chẳng khác gì cô bé “Trâu Điên” cả. Tôi chợt nhớ hương vị chiếc kẹo mút hồi trưa. Nó có vị dâu, rất ngọt!


Và cô bé hay đỏ mặt, nói nhanh như súng bắn ấy đã chen ngang cuộc đời tôi một cách ngọt ngào như thế.


Chap 12:


Nhớ lại thời cấp hai, hình ảnh Hoa Ngọc Linh cứ dần dần xâm chiếm tâm trí tôi và rồi tôi thích em từ lúc nào chẳng hay. Nhưng chỉ một chuyến đi nhờ xe, một cái kẹo mút, cô bé Châu đã chễm chệ ở một góc lớn trong trái tim tôi. Tin tôi đi, cô bé ấy là kiểu con gái mà ngày nay, bạn chỉ có thể bắt gặp ở…trường mẫu giáo. Tôi nhớ mọi thứ về Châu: tên đầy đủ là Phạm Bảo Châu nhưng toàn bị gọi là “Trâu”, vóc dáng nhỏ nhắn, tóc đen mượt thi thoảng bị rối, đôi môi tươi tắn có thể nhả chữ với tốc độ súng bắn, đôi má lúm đồng tiền sẽ đỏ bừng vì bất cứ lý do gì và cuối cùng, em sở hữu một đôi mắt biết cười. Nhìn Châu, bất cứ thằng chán đời nào cũng phải tươi tỉnh, không ít thì nhiều. Sau này, tôi cố gắng tìm một cô gái giống em nhưng vô ích. Thật!


Sự ấn tượng ấy đã thúc đẩy tôi tiến đến làm quen với Châu. Song hay ho ở chỗ chính cô bé là người lên tiếng trước chứ không phải tôi. Sau hôm đi nhờ xe, vào buổi sáng, trong lúc hì hụi chép bài tập, bỗng một cánh tay vỗ xuống bàn khiến tôi giật mình. Tôi ngó lên và nhận ra Châu ở ngay trước mặt; em ngậm cây kẹo mút, nở nụ cười tươi rói:


- “Trào”!


Tôi gật gật:


- Ờ…ờ! Chào cô! Mới sáng ra sao đã ăn kẹo rồi?


- Kệ tớ chứ? Ai nói sáng ra không được ăn kẹo?


- Ăn nhiều sún răng đó! – Tôi nói.


- Kệ tớ! Ngày đánh răng hai lần, không sợ! Mà sao lại chép bài thế? Tự làm đi chứ?


Châu giật phắt tập vở mà tôi đang chép, mắc công tôi phải đuổi theo. Em chạy nhanh khiếp, tôi chạy bở hơi tai mới bắt kịp em. Trong khi ai cũng ngáp ngắn ngáp dài, Châu lại bắt đầu ngày mới một cách đầy năng lượng như thế. Vô tư hay giả nai đây? – Tôi tự hỏi.


Người vô tư thường hay lo chuyện bao đồng, Châu là dạng người như thế. Thí dụ như một lần nọ, thằng Sĩ đến lớp với bộ mặt hằm hằm, khắp người tỏa ra luồng khí mang tên “cấm lại gần tao”. Tôi và thằng Cuốc nhảy tới hỏi thăm thì con hẹo này xù lông cánh:


- Chuyện riêng của tao, chúng mày biết làm đếch gì? Biến!


Tôi và thằng Cuốc chẳng hiểu mô tê, đành lẩm bẩm “kệ mẹ nó” và lỉnh ra chỗ khác. Suốt ngày hôm ấy, không đứa con gái nào dám bén mảng gần thằng Sĩ quá hai mét, kể cả lũ gà mái hằng ngày xun xoe quanh nó. Thề, những thằng bảnh và chảnh một khi bực bội là như con mèo cái đang đau đẻ. Sự việc càng tồi tệ hơn khi có vài thằng trêu chọc thằng Sĩ. Trong giờ ra chờ, bọn kia luôn mồm gọi nó:


- Đĩ làm sao thế Đĩ ơi? Cười lên cho bớt đĩ hơn nào!


Thằng Sĩ ban đầu không để ý, nhưng bị chọc mãi cũng phát điên. Nó quay lại chửi đổng:


- Đĩ cái Đun Củi Lửa nhà chúng mày! Bố lại chả vả vỡ mồm từng thằng bây giờ!


Hai bên lời qua tiếng lại, cuối cùng là cả lũ khoảng bốn năm đứa định xông vào hội đồng thằng Sĩ. Ông thần bảnh và chảnh này cũng chẳng vừa, tay chân vung loạn xạ (nó đấm đau kinh khủng), mồm gào to chẳng kém:


- Con mẹ giỏi thì lần lượt vào đây! Bố đập vỡ loa từng đứa! Vào đây coi!


Trông đám đánh nhau, tụi con gái chẳng đứa nào dám ngăn lại. Tôi và thằng Cuốc định chạy ra can, nhưng chưa cần hai đứa bọn tôi thì Châu đã đứng ở giữa đám. Em đẩy thằng Sĩ ra rồi quay ra nói với lũ kia:


- Mọi người bình tĩnh đi! Mà mấy người đánh một người không thấy hèn à?


Nghe Châu nói thế, mấy thằng nọ tự động rút lui. Thằng Sĩ cũng biến về chỗ, mặt hằm hằm, toàn thân bốc ra luồng khí mang tên “cấm đụng chạm”. Nhưng dường như chẳng hề cảm thấy luồng khí đáng sợ từ người thằng Sĩ, em vẫn đến bên nó và hỏi han:


- Hôm nay Sĩ làm sao thế, ốm à? (Châu không bao giờ gọi biệt danh, nhưng tôi để thế này cho tiện)


- Không. – Thằng Sĩ đáp cụt lủn.


Cái mặt thằng này sàu sạu như muốn bụp thằng nào đấy cho đỡ tức. Tâm lý tình cảm của thằng con trai tuổi mới lớn phức tạp hơn đàn bà khi yêu nhiều lắm. Nhưng Châu không có ý định khuyên nhủ hay tỏ ra đồng cảm với thằng Sĩ, cô bé chỉ chìa ra cây kẹo mút và nói:


- Kẹo không? Ăn kẹo rất tốt cho sức khỏe! Tớ đọc báo thấy người ta bảo ăn ba mươi cái kẹo trong một ngày sẽ không bị stress! Người ta bảo ăn kẹo sẽ yêu đời hơn thông minh hơn thoải mái hơn!


Em nói nhanh như đạn bắn, không cả ngắt nghỉ. Và khi thấy thằng Sĩ nhìn mình hồi lâu, cô bé đỏ bừng mặt:


- Tớ nói sai à?


Thằng Sĩ cười ngặt nghẽo rồi nhận lấy cây kẹo mút của Châu. Chẳng rõ công dụng của kẹo đúng như Châu nói hay không, nhưng kể từ đó, mặt thằng Sĩ dịu đi hẳn. Giờ ra chơi, cháu nó mới gọi hai thằng bạn để…tâm sự. Mà nào phải chuyện gì to tát? Hôm chủ nhật, nó xin mẹ đi bơi nhưng bà cụ không cho mà bắt ở nhà học. Bị ngăn cấm, nó cãi nhau với mẹ và dĩ nhiên, chẳng đứa con nào thắng được mẹ mình trừ phi bà mẹ coi nó là con vàng con bạc. Chuyện đơn giản là thế song thằng Sĩ hậm hực cả ngày. Nó bức xúc:


- Học hành cả tuần mệt mỏi rồi, giờ tao xin đi bơi cũng không được? Chúng mày thấy thế nào? Bố mẹ toàn tự cho mình là đúng, chẳng hiểu con cái gì hết!


Thực tình, thời gian nó đi chơi điện tử cũng bù đắp cái gọi là “học hành mệt mỏi”. Dù vậy, thằng Sĩ có lý lẽ riêng và tôi không bình luận nó đúng hay mẹ nó sai.


- Tại sao Châu lại hỏi thăm tao nhỉ? Hay…nó thích tao? – Thằng Sĩ chống cằm mơ màng.


Tôi không phản đối ý nghĩ này của thằng Sĩ. Nó bảnh, tụi con gái thích nó âu cũng thường tình. Nhưng thằng Cuốc phản đối ngay:


- Thích cái búa! Cái Châu lúc nào chả thế! Tưởng bở vừa thôi ông ạ!


- Đập Muỗi, có gì sai chớ? Mà sao mày phải sồn sồn lên?


- Đóng Muối, mày nói sai thì tao sửa, sao phải gân cổ lên?


Hai thằng tiếp tục màn cãi vã bất tận của chúng nó. Tuy nhiên, tôi nghĩ thằng Cuốc nói đúng. Khi đối xử với bất cứ ai, Châu đều vô tư như thế.


Và bởi vì vô tư nên có lúc Châu lại vô ý. Một lần nọ, thằng Sĩ rủ được Châu đi ăn ốc luộc. Ngày ấy, ngoài cổng trường cấp ba không thiếu của ngon vật lạ, đi một tí là có ngay đồ ăn. Ngồi ăn gì không biết chứ ngồi ăn ốc luộc là cô bé “Trâu điên” cứ xả chuyện như súng xả đạn. Em nói nhanh, chuyển chủ đề cũng nhanh, như chong chóng xoay mòng mòng, thằng Sĩ và tôi còn bắt kịp chứ thằng Cuốc toàn lệch sóng. Sau một hồi lòng vòng, câu chuyện chuyển về chiếc xe đạp của thằng Cuốc và nó đã bắt được tín hiệu. Sau khi nghe cả bọn mô tả cả đống chuyện về cái xe hài hước đó, Châu bèn nói:


- Sao Cuốc không bảo mẹ mua xe mới?


- Bà cụ ki bo lắm! – Thằng Cuốc cười – Mọi bà già đều ki bo!


Tôi và thằng Sĩ cùng giơ ngón cái khen thằng này phán chuẩn. Châu liền “bắn” ngay:


- Thì xin bố! Mẹ không cho thì bố sẽ cho! Tớ toàn thế thôi, xin mẹ không được liền chạy sang xin bố, kiểu gì bố cũng cho!


Đang hào hứng, khóe miệng thằng Cuốc chợt chùng xuống rồi cố nhếch lên một nụ cười gượng gạo. Tôi và thằng Sĩ biết ngay có chuyện không ổn – dù chưa biết nó là cái gì. Nhưng Châu không hề nhận ra mà vẫn thao thao bất tuyệt – em cũng như bao cô gái khác, hễ dính vào ốc luộc là chẳng biết trời đất chi nữa:


- Về xin bố đi! Rình đầu tháng ấy, hôm ấy cơ quan mới phát lương! Nhá? Mua được rồi thì nhớ rửa xe, mời tớ ốc luộc!


Tôi rướn chân khẽ đá vào chân của Châu. Em ngạc nhiên, nhưng rồi cũng nhận ra sự tình. Thằng Sĩ nhanh mồm đổi chủ đề khác:


- Tuần sau ai đi bơi không?


Chúng tôi vẫn nói chuyện, vẫn bàn bạc thi cử và cả kế hoạch bơi của thằng Sĩ (con bà nó giữa tháng 2 đòi đi bơi!), nhưng không khí kém vui hẳn vì Châu không nói gì nữa. Em im lặng, nghe bọn tôi đấu láo về chế độ chơi mới trong Võ Lâm Truyền Kỳ, thi thoảng nở nụ cười vì thằng Sĩ làm trò khỉ. Tới lúc nhờ đèo ra bến xe, em vẫn không nói thêm câu nào, đôi mắt cứ dán lên lưng thằng Sĩ. Trước lúc lên xe buýt, em vẫy tay chào tạm biệt ba thằng cùng một câu “về nhé” rất khẽ trong miệng. Đùa chứ mới có vài phút mà sao cô bé thay đổi nhanh thế?


Châu về rồi, tôi và thằng Sĩ mới hỏi chuyện thằng Cuốc; cả hai đều té ngửa khi thằng Cuốc nói bố nó đã mất từ lâu. Châu quá vô tư, thành ra em vô ý đụng chạm nỗi đau của thằng Cuốc, nhưng chính sự vô ý đó lại vạch mặt tôi và Sĩ là hai thằng vô tâm. Chơi với thằng Cuốc bốn tháng, đến nhà nó tam tứ thứ lần mà bọn tôi chỉ biết cắm mặt vào chơi điện tử, chẳng thèm hỏi han gia đình nó tròn méo ra sao.


- Không vấn đề gì đâu! – Thằng Cuốc cười với tôi – Ông cụ mất khi tôi còn bé quá, khoảng ba bốn tuổi, nên tôi chẳng ấn tượng về bố nhiều lắm.


Lời thằng Cuốc khiến hai đứa bọn tôi bớt tội lỗi phần nào. Dù vậy, đây là bài học cho tôi tự xem lại cách đối xử bạn bè của mình.


Nhưng Châu thì không như vậy. Chẳng biết em moi móc thông tin thế nào mà ngay ngày hôm sau đã rõ tình cảnh gia đình thằng Cuốc. Cuối giờ học, đợi cả lớp ra về hết, em gọi thằng Cuốc ở lại rồi đưa cho nó một lô một lốc kẹo mút:


- Cho tớ xin lỗi nhé! Tại tớ không biết! Hôm qua tớ lỡ miệng! Cuốc cho tớ xin lỗi nhé! Cuối tuần này tớ sẽ mời Cuốc ăn ốc luộc! Cho tớ xin lỗi!


Em vừa xin lỗi, vừa quệt nước mắt đang chảy ra từ khóe mắt, trong khi tay kia vẫn chìa đống kẹo mút về phía thằng Cuốc. Trông cảnh ấy, thằng Cuốc câm như hến, không thốt được từ nào. Tới khi tôi sút vào chân, nó mới lắp bắp được vài từ:


- Ờ ờ! Không có gì đâu mà! Tớ…tớ…ờ, thôi được rồi! Tớ nhận! Được rồi, thì ốc luộc!


Châu nhoẻn miệng cười với khuôn mặt đỏ lựng cùng những giọt nước mắt rớt trên gò má, hệt như một đứa trẻ khi được tha lỗi. Trên đường về nhà, tôi cứ suy nghĩ mãi về biểu hiện của Châu. Em không giống những đứa con gái khác. Bọn con gái lớp tôi đại đa số không buôn dưa lê cũng bán dưa chuột, hai đứa chơi với nhau nhưng sẵn sàng nói xấu nhau khi có người thứ ba, chành chọe nhau chỉ vì cái quần cái áo. Châu vô tư quá, thành ra…tôi nghi ngờ. Tôi nghĩ em giả nai để lôi kéo càng nhiều vệ tinh càng tốt (bọn con gái, nhất con gái đẹp rất thích trò bẩn bựa này). Tôi nói với hai thằng bạn:


- Này, chúng mày có nghĩ cái Châu giả nai không? Ý tao là cố tình tỏ ra trẻ con ấy?


Tôi vừa dứt lời, thằng Sĩ nói ngay:


- Không đâu! Thề, tôi suốt ngày nói chuyện với lũ con gái, đứa nào thật đứa nào giả tôi biết ngay! Cái Châu thật lòng đấy!


- “Chuận” luôn! – Thằng Cuốc hưởng ứng – Châu không giống mấy đứa khác đâu!


Hai thằng thường ngày cãi nhau như chó với mèo, giờ chung một chiến tuyến nhất quyết bảo vệ cô bé “Trâu điên”. Tôi ngạc nhiên:

...
Tags: cau chuyen tuoi 23cau chuyen tuoi 23
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Hôn Ước Quý Tộc
» Yêu Em Rồi Đấy
» Cold Guy, Sanity Girl And The 1St Fiction
» Đại Tiểu Thư Đi Học
» Anh chọn ai? Siêu mẫu hay Osin?
» Này Anh! Tôi Không Phải Là Ôsin
1234...373839»
Bài viết ngẫu nhiên
» Câu Chuyện Tuổi 23
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON