watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 19:13,Ngày 19/05/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 647

Kim Các Tự


» Đăng lúc: 12/03/15 17:54:09
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Tôi hoàn toàn thông hiểu về những điều liên hệ tới Kim Các Tự, ít nhất là trong phạm vi hiểu biết của một thiếu niên vào tuổi tôi. Qua một cuốn sách nghệ thuật, tôi đã học lời giải thích sơ lược sau đây về lịch sử Kim Các Tự.


“Ashikaga Yoshimitsu -50 được gia đình Saionji nhượng lại Bắc sơn điện và biến nó thành một biệt thự rộng lớn. Những tòa kiến trúc chủ yếu là Xá Lợi điện, Hộ Ma đường, Sám Pháp đường và Pháp Thủy viện xây dựng theo kiến trúc Phật giáo cùng Thần điện. Công Khanh gian Hội Sở, Thiên Kính các, Truyền điện và Khán Tuyết đính theo lối kiến trúc có quan hệ với các trú xá. Xá lợi điện là kiến trúc được xây dựng cẩn thận nhất và về sau được gọi là Kim Các Tự. Thực khó mà xác định nó đã mang cái tên này lần đầu tiên vào lúc nào, nhưng có vẻ sau cuộc biến loạn Ojin 1390. Trong thời đại Bummei 1382 tên này được phổ biến và trở nên thông dụng.


“Kim Các Tự là một kiến trúc ba tầng hình tháp nhìn xuống một uyển trì (Kính Triều trì). Có lẽ đã được hoàn tất vào khoảng năm thứ năm đời Oei (1389). Hai từng dưới được xây theo kiểu tẩm điện với lối kiến trúc cổ truyền và có những cánh cửa chớp có thể xếp lại, nhưng tầng thứ ba là một căn phòng sáu thước vuông xây theo kiểu Thiền đường thuần túy của nhà Phật ở giữa có sạn đường hộ, hai bên phải và trái có hoa đầu song. Mái lợp bằng vỏ cây trắc bách diệp dựng theo kiểu bảo bình, bên trái có một con chim phượng hoàng bằng đồng thau đứng cao chót vót. Điếu điện với cái mái nhấp nhô vươn ra ngoài đối diện cái ao làm cho các kiến trúc chung quanh bớt phần đơn điệu. Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên, điều hòa hai lối trú xá và Phật đường. Như thế ngôi thần điện này đã biểu lộ thị hiếu của Ashikaga Yoshimitsu, con người từng hết lòng thâu nhập văn hóa Hoàng triều và diễn tả trung thực khí vị của đương thời.


“Sau khi Yoshimitsu qua đời, theo di mệnh của ông, Bắc Sơn điện được biến thành một Thiền sát và được gọi là Lộc Uyển tự. Sau đó, những kiến trúc này được chuyển đi nơi khác hoặc bị bỏ mặc cho hoang phế. May mắn là còn lại Kim Các Tự…”


Như một vầng trăng lơ lửng trong bầu trời ban đêm, Kim Các Tự đã được xây dựng để tượng trưng cho những thời đại đen tối. Như thế cái Kim Các Tự trong mộng tưởng của tôi tất phải có bóng tối làm bối cảnh. Trong cái bóng tối âm u này, những cây cột đẹp đẽ, mảnh mai của tòa nhà đứng lặng lẽ và vững vàng tỏa từ bên trong ra một ánh sáng lắt leo. Dù cho thiên hạ có nói gì về Kim Các Tự chăng nữa, nó vẫn phải tiếp tục đứng đó lặng lẽ phơi bầy công trình kiến tạo mĩ lệ, tiêm tế của mình trước mặt thế giới và chịu cho bóng tối vây kín khắp chung quanh.


Tôi cũng thường nghĩ đến con phượng hoàng bằng đồng thau nhự trị trên mái Kim Các Tự và đã đứng đó mãi mãi phơi mình trong mưa nắng gió sương với năm tháng. Con chim vàng óng thần bí này chẳng bao giờ cất tiếng gaysáng, chẳng bao giờ vỗ cánh – thực vậy, hiển nhiên tự nó đã quên phứt mình là một con chim. Tuy nhiên, nếu bảo rằng trông nó không có vẻ như đang bay thì thật là không đúng sự thực. Những còn chim khác bay trong không gian, nhưng con phượng hoàng vàng óng này vĩnh viễn bay qua thời gian trên đôi cánh chói rạng. Thời gian đập vào đôi cánh ấy và bềnh bồng trôi lại đằng sau. Để tung cánh bay, con phượng hoàng đứng yên bất động, với ánh nhìn giận dữ trong cặp mắt, giương đôi cánh giữa trời, ve vẩy lông đuôi và kiêu hùng giăng đôi chân oai nghi vàng óng.


Trong những khi nghĩ ngợi mông lung như thế tôi thấy Kim Các Tự giống như một con tầu đẹp đẽ nào đó đang vượt qua mặt biển thời gian. Cuốn sách mĩ thuật nói đến “những tòa nhà lộng gió thiếu tường”, và cả điều này nữa cũng đem hình dạng một con tầu vào trong trí tưởng tượng của tôi. Cái ao nơi tòa nhà ba tầng hình chiếc tầu này soi bóng có thể được coi là tượng trưng cho bể cả. Kim Các Tự đã băng mình qua một đêm vô tận. Một chuyến vượt biển mà người ta đoán trước được kết quả. Ban ngày, con tầu kỳ dị này hạ neo với một dáng vẻ thơ ngây và chịu phơi mình cho người ta ngắm nhìn; nhưng khi đêm đến, bóng tối bao quanh làm cho nó có một thế mới và nó bồng bềnh trôi xa với cái mái như một cánh buồm lớn căng phồng.


Thực không phải nói quá lời khi bảo rằng vấn đề tối sơ mà tôi thực sự phải đối phó trên đời là giữa hai con người này. Chẳng bao lâu nữa, khi đến tuổi, tôi sẽ bị gọi vào lính. Tuy nhiên, tôi vẫn không tin chắc là ngay khi đã ở trong binh đội, tôi lại có thể sống trung thành với nhiệm vụ của mình như chàng hạ sĩ quan ngồi trước mặt tôi đây. Dù sao đi chăng nữa, trong hiện tại hiển nhiên tôi đang chễm chệ ngồi giữa hai thế giới. Mặc dù hãy còn ít tuổi như thế này, tôi vẫn ý thức, dưới vầng trán xấu xí bướng bỉnh của mình, rằng chiến tranh đang làm môi giới đem lại gần nhau thế giới của sự chết mà cha tôi coi sóc thế giới của sự sống mà những thanh niên chiếm giữ. Chính tôi cũng có thể trở nên một người móc nối giữa hai thế giới này. Nếu tôi bị giết trong cuộc chiến, thực rõ rệt là trước con đường rẽ ngang đang nằm trước mặt, dù tôi có chọn con đường nào đi nữa thì kết cục cũng vẫn là một chẳng có mảy may khác biệt nào hết.


Tôi cố gắng chăm sóc Ba mỗi khi ông ho. Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy dòng sông bên ngoài khung cửa sổ toa tầu. Dòng sông xanh đậm hầu như sẫm mầu giống hệt mầu sulfat đồng dùng trong những thí nghiệm hóa học. Mỗi lần con tầu chui khỏi một đường hầm, thung lủng Hozu lại hiện ra trước mặt có lúc ở khá xa đường tầu có lúc lại bất chợt ở sát ngay bên. Dòng nước xanh đậm uốn khúc như một cái dòng dọc bốn bên có những tảng đá nhẵn nhụi bao quanh.


Ba có đem một vài nắm cơm gạo trắng trong hộp đựng bữa ăn và ông thấy xấu hổ khi mở hộp ra trước mắt mọi người trong toa tầu.


“Không phải là gạo chợ đen đâu,” ông nói cho tất cả mọi người đều nghe biết. “Đó là đồ cúng dường của các đạo hữu. Mình có thể vui sướng và biết ơn mà ăn thứ cơm gạo này.”


Ba nói để cho tất cả mọi người trên toa tầu ai ai cũng có thể nghe thấy, nhưng khi bắt đầu ăn thực sự thì ông chỉ ăn được có một nắm nhỏ xíu.


Tôi không nghĩ là đoàn tầu cổ lổ đầy mồ hóng này thực sự chạy tới đô thị. Tôi nghĩ nó đang chạy đến nhà ga của tử thần. Một khi tư tưởng này đã lẫn vào đầu óc tôi, mỗi lần con tầu chui qua một đường hầm, tôi lại thấy có cái mùi của một lò đốt xác người.


Dù sao cuối cùng khi đứng trước tổng môn của Lộc Uyển tự, tôi vẫn thấy tim nện thình thịch trong lồng ngực. Bây giờ tôi sắp sửa được thấy một trong những cái đẹp vào hạng nhất trên đời.


Mặt trời đã bắt đầu lặn xuống và sương mù đã phủ kín núi đồi. Có nhiều du khách khác bước chân qua cổng vào khoảng cùng một lúc với cha con chúng tôi. Gác chuông đứng bên trái cổng vào, xung quanh có cả một rừng mai còn đầy những cánh hoa tàn.


Một cây lịch lớn mọc trước huyền quang của chính điện. Ba đứng trước cửa và nói với người đưa đường xin phép đi vào. Viện trưởng viết mấy chữ cho biết ông ta đang bận tiếp một lai khách và yêu cầu chúng tôi vui lòng chờ đơi chừng hai ba mươi phút nữa.


“Mình hãy dùng thời gian này đi một vòng mà ngắm Kim Các Tự,” Ba nói.


Hiển nhiên, Ba muốn cho tôi thấy rằng ông được nể nang đôi chút ở nơi này nên ông thử cố đi qua tham quan môn, cái cổng dành cho du khách mà không trả tiền mua vé vào cửa.


Nhưng từ thời gian mười mấy năm trước lúc ba thường hay tới thăm nơi này, cả người bán vé và vừa lẫn người thu vé vào cửa tự dạo đó đều đã đổi hết cả rồi.


“Lần sau mình tới đây,” Ba nói với một giọng lạnh lùng, “chắc là họ lại thay đổi nữa mất”.


Nhưng tôi cảm thấy là Ba không còn thực sự tin tưởng vào cái “lần sau” ấy nữa.


Tôi vội vã cất bước gần như chạy lên đàng trước Ba. Tôi cố ý hành động như một thằng bé con vui mừng hớn hở. (Chỉ trong những trường hợp cố làm ra vẻ như thế tôi mới có được dáng vẻ của một thiếu niên.) Rồi Kim Các Tự mà tôi vẫn hằng mơ tưởng bấy lâu phơi bày trọn vẹn hình dáng trước mặt tôi làm cho tôi thất vọng hết chỗ nói.


Tôi đứng bên bờ ao Kính Hồ, và bên kia bờ nước, Kim Các Tự phơi bày chính diện của mình dưới ánh chiều tà. Thấu Thanh bị che khuất một nửa xa về một chút về phía bên trái. Kim Các Tự rọi bóng hình tuyệt đẹp trên mặt ao, nơi những cây hoa súng và lá những cây thủy thảo đang nổi bồng bềnh. Bóng hình này còn đẹp hơn chính Kim Các Tự nữa. Ánh mặt trời đang ngả về Tây phản chiếu trên mặt ao rập rờn phía dưới các mái hiên của cả ba tầng lầu. So sánh với ánh sáng bao quanh, ánh sáng phản chiếu dưới các mái hiên thực quá rực rỡ, chói chan; Kim Các Tự cho tôi cảm tưởng là nó đang kiêu hãnh ưỡn mình ra đằng sau.


“Thế nào,” ba hỏi “thực là đẹp



phải không?” Tầng thứ nhất gọi là Pháp Thủy viện, tầng thứ nhì là Triều Âm động và tầng thứ ba là Cứu Cánh đính. Ba đặt bàn tay gầy guộc ốm yếu trên vai tôi.


Tôi thay đổi vị trí một vài lần và nghiêng đầu ngắm nhìn theo nhiều góc cạnh khác nhau; tuy nhiên, Kim Các Tự chẳng hề gây nên một cảm xúc nào trong lòng tôi hết. Nó chỉ là một tòa kiến trúc ba tầng cổ kính, tối tăm và nhỏ bé. Con phượng hoàng trên nóc mái giống như một con quạ khoang hạ cánh xuống đó để nghĩ ngơi. Chẳng những tòa nhà đã không làm tôi xúc động mạnh mẽ vì vẻ đẹp mà còn làm tôi có ý niệm là nó thật lạc điệu và bất điều hòa nữa. Tôi ngạc nhiên tự hỏi có thể nào cái đẹp lại là một sự vật không đẹp đẽ như thế này sao?


Nếu là một thiếu niên khiêm nhượng và chuyên cần có lẽ tôi đã thấy tiếc là mình không có đủ khả năng thẩm thức nghệ thuật trước khi tỏ ra chán nản một cách vội vã như thế. Nhưng đau xót vì thất vọng ở cái mà mình kỳ vọng quá nhiều đã làm cho tôi mất hết mọi ý thức phản tỉnh.


Tôi chợt nghĩ có thể Kim Các Tự đã hóa trang để che giấu vẻ đẹp chân thực của mình. Để tự vệ chống lại con người, có thể nào cái đẹp đã lừa gạt con mắt người nhìn mình hay không? Tôi phải đến gần Kim Các Tự hơn nữa; tôi phải loại bỏ những trở ngại đối với tầm mắt mình; tôi phải xem xét lại toàn bộ từng li từng tí với đôi mắt của mình nhìn tới tận hạch tâm của cái đẹp. Vì rằng tôi chỉ tin vào cái đẹp mà người ta có thể nhìn thấy bằng mắt, thái độ của tôi trong lúc đó thực là đương nhiên.


Với vẻ tôn kính, bây giờ Ba dắt tôi đi lên hành lang trống tung của Pháp Thủy viện. Trước hết tôi nhìn tới mô hình Kim Các Tự, thực hiện một cách khéo léo, nằm trong một lồng kính. Tôi thích mô hình này lắm. Nó gần với Kim Các Tự trong mộng tôi hơn. Quan sát hình ảnh nhỏ bé hoàn hảo của Kim Các Tự trong chính ngôi thần điện này tôi nhớ đến hàng loạt những sự chiếu ứng vô hạn khi một tiểu vũ trụ được đặt trong một đại vũ trụ và rồi một tiểu vũ trụ nhỏ hơn nữa đặt trong một tiểu vũ trụ nhỏ bé kia. Đó là lần đầu tiên tôi có thể

Tags: kim cac tukim cac tu
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Kim Các Tự
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON