watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 21:28,Ngày 06/05/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 1069

Bóng nguyệt lòng sông


» Đăng lúc: 12/03/15 17:57:26
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

1. BÓNG NGUYỆT LÒNG SÔNG


Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận vô cùng. Có ở đâu, không ở đấy, và ngược lại, không ở đâu, có ở đấy. Ta không thể nói một câu như: “Tôi không”. Không cái gì mới được chứ. Cho nên phải thêm: tôi không tu hoặc tôi không biết, hoặc tôi không tiền. Như vậy khi một người nói “Tôi không…” cái gì đó, thì ta biết họ quan tâm tới cái ấy. Nghĩa là không phải là hoàn toàn không. Phải chăng? Người ta không thể nói họ “không” một cái mà họ hoàn toàn không dính đến.


Hãy nói cho tôi nghe bạn không cái gì, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn có cái gì. Một người quan tâm tới tiền thì không tiền là mối băn khoăn của họ. Một người tha thiết với hiểu biết thì không biết là điều họ quan tâm. Khi Albert Einstein nói: “Tôi chỉ biết có một điều, là tôi không biết gì cả” thì ta thấy ngay sự cưu mang lớn nhất, mối bận tâm lớn nhất của ông là sự hiểu biết.


Cho nên mỗi người có một cái không khác nhau tùy trình độ tâm hồn, tri thức của từng người. Cái không của tôi khác cái không của anh và cũng không giống cái không của nó. Cái không của người tại gia khác cái không của người xuất gia. Cái không của phàm phu khác cái không của hiền thánh. Và những cái không của các bực thánh hiền cũng khác nhau, nên kinh Kim cương dạy, nhất thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt 0. Chẳng hạn, cái không của phàm phu là không giới định tuệ, không các pháp thượng nhân. Cái không của một vị xuất gia là không những hệ lụy của tại gia (không vợ con, không gia đình). Cái không của Tu đà hoàn là không ba kiết sử: thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Tiến lên những bậc Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thì lại có các không khác. Tất cả cái không ấy đều phải được vượt qua, xả bỏ, mới đi đến giải thoát hoàn toàn. Bởi vì chúng vẫn còn tương quan với cái có, chưa phải là Không tuyệt đối, chân không.


Khi kinh dạy, hết thảy pháp đều không 0 thì phải hiểu pháp ấy là cái chúng ta đang cưu mang cho là thật có. Người chấp tài lợi thì pháp đó là tài lợi, chấp danh thì pháp đó là danh, chấp thân thì pháp đó là thân, chấp tâm thì pháp đó là tâm, chấp không thì pháp đó là không. Phàm phu chấp đủ thứ thì pháp đó là đủ thứ. Bậc thánh nhị thừa tu quán vô ngã, thấy thân thể này chỉ là địa thủy hỏa phong… là thấy được không ngã, nhưng vẫn còn có pháp: pháp ấy là địa thủy hỏa phong… Vậy cái không ngã ấy cũng cần vượt qua để đi đến không pháp.


Mà pháp đáng nói nhất là cái chi? Là cái Không! Vậy không pháp là không luôn cả cái không ấy. Những ai đang ôm một cái không và hãnh diện vì nó, sẽ giật mình: “Vậy thì ta sống làm sao bây giờ, nếu phải bỏ luôn cả cái không đó?” Trần Nhân Tông, sơ tổ phái thiền Trúc Lâm, khuyên ta khi cầm chén cơm lên ăn, nhớ xem xét cái muỗng, cái thìa. Ngay trong những vật tầm thường nhật dụng: chính đó, chỗ đặt chân đầu tiên và cuối cùng. Chính từ đó mà hạ thủ công phu. Chính từ đó, mà tìm bất sanh bất diệt. Đi tìm cái không sinh diệt ngay trong sinh diệt là như thế. Và cái không khi ấy lại trở về trong cái có để thấy rằng:


Có, không: bóng nguyệt lòng sông


Ai hay không có, có không là gì?


2. PHÁT TÂM


Một trong những danh từ giới chùa chiền ưa sử dụng là “phát tâm” hay “phát bồ đề tâm”, có nghĩa tương tự danh từ “tình nguyện” hay “tự nguyện”.


Một việc làm tự nguyện có những đặc tính sau. Thứ nhất, nó phát xuất từ tâm ta muốn làm, không do áp lực của người hay hoàn cảnh thúc đẩy (vì nợ nần, tình duyên trắc trở mà đi tu chẳng hạn, thì không gọi là “phát tâm” xuất gia được). Thứ hai khi công việc đã tiến hành, ta không bị chi phối vì khen chê, không vì khó khăn, mà lui bước. Thứ ba ta sẵn sàng đón nhận những hậu quả dù hay hay dở, vinh hay nhục dưới mắt thiên hạ. Cuối cùng như một mũi tên bắn ra, thế nào cũng trúng một chỗ, cái tâm tha thiết nguyện làm việc cũng vậy, khi đã phát ra thì việc ấy sớm muộn sẽ hoàn tất, không ở đời này thì đời sau, không đời sau thì a tăng kỳ kiếp.


Danh từ phát tâm hiểu như vậy có nghĩa là “phát bồ đề tâm” rút gọn. Bồ đề tâm là tâm cầu trí giác vô thượng của Phật, đầy đủ ba đức là trí đức, đoạn đức và ân đức. Trí đức thì không còn mê lầm. Đoạn đức thì hết sạch phiền não. Ân đức thì làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.


Muốn tâm bồ đề ấy được phát sinh, phát triển phải làm như lời Phật dạy trong kinh Kim Cang: “Dĩ vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, tu nhất thiết thiện pháp” (dùng cái tâm không bốn tướng mà làm các việc lành). Trở lại những đặc tính nói trên để thấy: khi làm một việc mà không bị khen chê chi phối, là không có tướng ngã (nếu có ngã, tự ái nổi lên thì bị chê liền phẫn nộ, được khen liền tự kiêu). Đã không mừng vì tiếng khen, không giận vì lời chê thì cũng không quan tâm phân biệt người khen với kẻ chê, đó là không tướng nhân. Trước những bình phẩm đủ loại của tất cả mọi người, tâm vẫn bất động là không tướng chúng sinh (khen chê không phải một người, mà nhiều người, nhiều loại khen chê). Không kể thời gian lâu xa bao nhiêu, vẫn im lặng tiến bước trên đường đã chọn, là không tướng thọ giả.


Nói vắn tắt là “vô trú”, như kinh dạy “ưng vô sở trú nhi sinh kỳ tâm” (hãy không trú, không vướng, mà phát bồ đề tâm), một câu mà Ngài Huệ Năng vừa nghe qua đã đốn ngộ. Có ba chỗ vướng mắc: ngã (từ đấy sinh ra ba tướng: nhân, chúng sinh, thọ giả), pháp (chấp cảnh hay sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, ý tưởng), và phi pháp (không). Bất cứ chấp trước hay vướng mắc chỗ nào trong ba chỗ đều rơi vào bốn “tướng” nói trên. Ngã là cái tôi, pháp bao gồm tất cả mọi sự, vật chất tinh thần. Phi pháp là cái không, cái đối lại với pháp. Nếu “pháp” được hiểu là cái có, thì “phi pháp” là cái không. Nếu pháp là “chánh pháp” thì phi pháp là chuyện thế gian tà đạo. Nếu pháp là thiện thì phi pháp là bất thiện. Nếu pháp là Niết bàn thì phi pháp là sinh tử. Đến đây có thể hiểu lời Phật dạy “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (pháp còn nên bỏ huống chi phi pháp) trong kinh Kim Cang như sau: Niết bàn còn nên bỏ huống chi sinh tử. Vì vậy mà Phật không trụ (ở) sinh tử cũng không trú Niết bàn: trú sinh tử thì có khác gì phàm phu, mà trú Niết bàn làm sao độ chúng sinh được. Sở dĩ Ngài được tôn xưng là đấng “Lưỡng túc tôn” chính vì Ngài đứng hai chân[1">, một chân trong sinh tử, một chân trong niết bàn. Là đấng giác ngộ (đại trí) dĩ nhiên Ngài luôn luôn an lạc, luôn luôn niết bàn, nhưng tại sao Phật không trú Niết bàn? Ấy chính là vì thương xót chúng ta, Ngài không nỡ trú hẳn Niết bàn mà phải ấn một gót chân xuống cõi sinh tử đau buồn này: đó là từ bi của Phật. Ở trong sinh tử Ngài không khổ như chúng ta vì Ngài có đại trí, do đó cũng không thể gọi Ngài là trú sinh tử.


Phát tâm, hay phát Bồ đề tâm, như vậy nghĩa là lập tâm nguyện rộng lớn thành tựu đại trí như Phật (thượng cầu Phật đạo) và đại bi như Phật (hạ hóa chúng sinh). Tâm nguyện rộng lớn ấy được thực hiện bằng cách theo lời Phật dạy “độ vô lượng chúng sinh mà thật không có chúng sinh được độ”, quan trọng ở nơi chữ thật: có thấy vô lượng chúng sinh kia đều là huyễn hóa, mới có thể độ bao nhiêu, bao lâu cũng không ngán. Vừa khởi tâm thấy thật có ta độ và chúng sinh được độ, thì chỉ “độ” vài ba đứa là đã thấm mệt, làm sao tiếp tục nổi? Vừa thấy có mình độ (ngã tướng) thì liền thấy có chúng sinh được độ (nhân tướng, chúng sinh tướng), có thời gian ta phải lận đận trong cõi sinh tử để độ chúng sinh (thọ giả tướng) . Quả vậy, thời gian có là vì ngã chấp, nếu không có cái nêu mốc là ngã, thì cũng không có quá khứ, hiện tại, vị lai, lâu hay chóng.


Một niệm khởi là một chúng sinh. Mỗi ngày, giờ, phút, ta móng lên không biết bao nhiêu vọng niệm: đó, chúng sinh vô biên. Một ý nghĩ do si mê là loài noãn sinh (ở trong vỏ cứng của vô minh), do tham dục là thai sinh, do tà kiến ác độc là thấp sinh (vì khiến đọa vào cõi thấp), do vọng tưởng tiếp nối không ngừng là hóa sinh (như loài biến hóa, tâm cũng biến ra nhiều chuyện thác loạn) v.v.. Tất cả những “chúng sinh” này của tâm thức là nguồn gốc của vô tận phiền não nếu không được diệt độ chận đứng kịp thời. Tâm đầy chật cả phiền não thì không thể học một pháp môn nào của Phật để thành Phật được. Bởi thế chỉ cần độ “vô biên chúng sinh” này, thì vô tận phiền não sẽ không có, tâm rỗng rang vắng lặng sẽ dễ dàng thâm nhập vô lượng pháp môn để tựu thành Phật đạo vô thượng.


Nhưng muốn độ vô biên chúng sinh điều quan yếu là thấy được như thật rằng chúng sinh ấy không thật, chỉ do giả huyễn sinh ra. Cũng như vọng tưởng, phiền não khi phát sinh thì tựa hồ như có, khi qua rồi thì hoàn toàn không dấu vết. Như vậy thì đâu thật có “chúng sinh được diệt độ”.


Phát tâm bồ đề tóm lại, là tự nguyện làm mọi việc lành mà không chấp trước (vô trú), không chấp không (nên mới làm việc) cũng không chấp có (nên không sợ khen chê vinh nhục) không chán ghét sinh tử (vì có trí tuệ thấy được sinh tử như huyễn) không tham luyến Niết bàn (vì lòng đại bi cứu độ chúng sinh).


3. CON NGƯỜI MẠNH NHẤT


Trong kinh Tịnh Danh, đức Phật dạy có hai hạng người có sức mạnh nhất: đó là người không có tội, và thứ hai là người có tội mà biết hối cải – một sự hối cải rốt ráo phát xuất từ tâm can, quyết chí đổi bỏ điều ác thực hành điều thiện.


Nói rõ hơn, con người mạnh nhất là người không còn sợ hãi bất cứ gì, hoàn toàn vô úy. Chúng ta sở dĩ sợ hãi trước hết là vì mình có tội, sợ bị trừng phạt, sợ mất danh dự nếu người ta biết được, sợ mất lợi lộc, sợ mất vây cánh. Thứ đến, chúng ta sợ hãi vì mong an toàn, sợ những đổi thay, bất trắc. Sự an toàn ấy bao gồm nhiều phương diện. Một con người ngã chấp càng nặng nề thì những điều kiện cho sự an toàn ấy càng phức tạp. Đối với một người biết đủ thì được túp lều tranh che mưa nắng, có hai bữa cơm cháo hàng ngày, vài bộ đồ mặc, đã tạm gọi là an toàn. Nhưng đối với nhiều người chừng ấy chưa đủ. Thức ăn phải là cao lương mỹ vị, chỗ ở phải đầy đủ tiện nghi. Áo quần phải sang trọng hợp thời trang. Và sống phải có danh vọng địa vị, có nhiều bạn bè quyến thuộc vây cánh "cuộc vui đầy tháng, trận cười thâu đêm" mới có sinh thú. Đối với những người như vậy, sự an toàn trở nên dễ dàng bị đe dọa. Càng nhiều hàng rào phòng thủ quanh bản ngã, ta càng thấy cái ngã dễ bị thương tổn, dễ mất an toàn. Vì nó đã được đồng hóa với nhà cửa, bạn bè, của cải tài vật, danh tiếng, với đủ thứ mà ta xem là nhu cầu thiết yếu cho sự sống. Khi cái ngã đã được bành trướng ra vô tận qua những nhu cầu phức tạp, thì sự an toàn trở nên vô cùng mong manh, và nỗi sợ hãi càng âm thầm tăng trưởng theo nhịp độ nhu cầu. Cần tiền ta sẽ sợ mất tiền, cần tình



sợ mất tình, cần danh sợ mất danh, cần tiện nghi vật chất sợ mất tiện nghi vật chất, cần uy tín sợ mất uy tín, cần bạn bè sợ mất bạn bè. Và bởi vì chúng ta cần quá nhiều thứ trên đời, nên nỗi sợ hãi có thiên hình vạn trạng. Thông thường chúng ta không hoàn toàn ý thức nỗi sợ hãi bất an của mình, không hoàn toàn ý thức nhu cầu thầm kín của mình cho đến khi một trong những nhu cầu ấy bị trắc trở. Nghĩa là chúng ta chỉ ý thức được nhu cầu mình ở mặt trái của nó: cái thương nhớ ấy là khi mất rồi! Mất rồi mới biết à, té ra ta cần như vậy như vậy. Thành ra, thiên đường thực sự không bao giờ ở tầm tay vói, mà chỉ ở một khoảng cách vô cực như những vì sao. Emily Dickinson diễn tả ý đó trong những vần thơ đẹp:

...
Tags: bong nguyet long songbong nguyet long song
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
» Con rắn hổ mang bành kỳ lạ
12»
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON