Đồng chí Vũ Uy kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện mà đồng chí nhớ mãi.
Đó là vào dịp cuối năm 1950, sau chiến dịch Biên Giới. Tôi được cấp trên phân công lái xe đưa Bác đi công tác. Một tối trên đường từ Ngân Sơn đi Cao Bằng, qua đèn chiếu tôi thấy một hòn đá giữa đường. Vốn là lái xe to, quen tay, tôi đưa xe vào giữa hòn đá, nghĩ bụng sẽ lọt thôi. Nào ngờ hòn đá tai ác bật lên chạm két nước. Nhảy xuống xe tôi phát hiện ra két bị thủng rồi. Nguy quá. tôi cuống lên.
Bác đến bên, chiếu đèn pin cho tôi, rồi nói:
– Cứ bình tĩnh mà chữa. Chữa cho cẩn thận.
Bác không hỏi vì sao xe hỏng, cũng không góp ý phê bình gì.
Vì trên xe có đồng chí chủ thợ máy đi theo nên chẳng mấy chốc lỗ thủng két nước đã hànxong. Chúng tôi lại đưa Bác lên đường đi tiếp, đến địa điểm an toàn.
Nghỉ ngơi xong, Bác hỏi tôi:
– Xe làm sao thế?
– Thưa Bác, cháu quen lái xe tải, nên thấy hòn đá có thể vượt qua được, không ngờ nó lại kẹtvào thùng nên bị thủng…
Bấy giờ Bác mới nói:
– Đáng lẽ ra chú nên cho xe dừng. Ta lăn hòn đá xuống vực rồi tiếp tục đi. Có lâu cũng chỉ dăm ba phút không phải dừng lại đến gần nữa tiếng mà lại giúp các xe đi sau khỏi gặp nạn. Chú đã “bỏ một mâm mà chỉ lấy một đĩa”
Tôi nhận lỗi và xin hứa với Bác rút kinh nghiệm, sửa chữa cách nghĩ, cách làm…
Cứ như ý tôi sáu chữ Bác dạy “bỏ một mâm lấymột đĩa” có thể áp dụng trong tất cả công tác cách mạng. Phải nghĩ tới cái lớn, cái lâu dài, cáichung. Phải cẩn thận chứ không nên vội vàng, hấp tấp, nghĩ tới cái nhỏ, cái hẹp, cái thiển cận…