watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 17:20,Ngày 19/05/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 774

Bàn về tư tưởng Phật Học


» Đăng lúc: 12/03/15 17:52:57
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

"… Điều đáng quý nhất của Hồng Kông là tự do sinh hoạt, tinh thần pháp trị, sự phát triển kinh tế có hiệu suất và linh hoạt, có nhiều cơ hội cho con người, cái dở nhất của Hồng Kông là sự bất hợp lý, bất công bình của tự do tư sản cực đoan " ( Ibid. tr.303 )


Với khối óc và con tim lớn, từng trải qua các biến đổi của thời đại, thế kỷ XX, nắm vững thông tin thế giới, hẳn là Kim Dung đã chuyển tải qua các tiểu thuyết võ hiệp của mình nhiều quan niệm, tư tưởng, nhiều nhận xét đánh giá giá trị về xã hội hiện đại ( Trung Quốc và Thế giới ) và hẳn đã truyền vào đó những cái nhìn và ý tưởng chân xác về thái độ sống của các cá nhân, tập thể để xây dựng một cuộc sống công bằng, nhân ái và an lạc, hạnh phúc tốt đẹp nhất có thể. Thế nên, tiểu thuyết của ông đã có một hấp lực lớn quấy động các sạp báo Saigon, và cả Saigon, trong những năm của thập niên 60. Dân chúng nhiều giới đều hâm mộ đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Không khí hâm mộ dấy lên như là không khí xem phim Tây Du Ký trên màn ảnh nhỏ của thập niên 80, TP Hồ Chí Minh. Tác giả tập sách này cũng bị cuốn hút theo làn sống hâm mộ có thể đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung liên tục nhiều ngày đêm không mệt mỏi, tưởng chừng như đang đi vào lục lọi túi khôn của nhân loại mà Kim Dung đã dốc cạn vào trong


Ngày nay, các học đường nhiều nơi đang lác đác nghiên cứu tiểu thuyết Kim Dung qua nhiều phương diện, đang chuyển thành hiện tượng " Kim học " hay " Kim Dung học". Tại Việt Nam, 15 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung đang được Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội ấn hành từ năm 2001 :


- Anh Hùng Xạ Điêu, 8 tập ( >= 350 trang ), 2001.
– Tiếu Ngạo Giang Hồ, 8 tập ( >= 350 trang ), 2001.
– Ỷ Thiên Đồ Long Ký, 4 tập ( >= 700 trang ), 2002.
– Lộc Đỉnh Ký, 10 tập ( >= 300 trang ), 2002.
– Thiên Long Bát Bộ, 9 tập ( >= 300 trang ), 2003.
– Hiệp Khách Hành, 4 tập ( >= 250 trang ), 2003.


Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.


Tác giả cẩn bút
Tỷ kheo Thích Chơn Thiện
Chùa Tường Vân, Huế


Phần I


I. Mở đầu
1. Ấn bản đầu tiên năm 1965. Ấn bản năm 1977 có thay đổi một số tình tiết, khiến " Hiệp Khách Hành " trở nên chặt chẽ và ý vị hơn.
2. Đoạn kết của bản tu chỉnh kết thúc từ cảnh Thạch Phá Thiên thành công trong công phu giải bí kíp Thái Huyền Kinh, trở về Khô Thảo Lĩnh, núi Hùng Nhĩ, gặp "má má " Mai Phương Cô để lại niềm băn khoăn về gốc gác của chính mình: " gia gia ta là ai? ", " má má ta là ai? ", " Ta là ai? ". Những câu hỏi, mà tập truyện là câu trả lời, làm dấy lên trong người đọc niềm thao thức khôn nguôi.
3. Bài cổ thi " Hiệp Khách Hành " của thi hào Lý Thái Bạch là bí kíp Thái huyền công cất giữ trên đảo Hiệp Khách. Nguyên văn bài cổ thi là:
" Triệu khách mạn hồ anh ; Ngô câu sương tuyết minh ;
Ngân yên chiếu bạch mã ; Tạp đạp như lưu tinh.
Thập bộ sát nhất nhân ; Thiên lý bất lưu hành ;
Sự liễu bất y khứ ; Thâm tàng thân dữ danh.
Nhàn quá Tín Lăng ẩm ; Thoát kiếm tất tiền hoành ;
Tương chích đạm Chu Hợi ; Trì khương khuyến Hầu Doanh.
Tam bôi thổ nhiên nặc ; Ngũ nhạc đảo vi khinh ;
Nhãn hoa nhĩ phục hậu ; Ý khí tố nghi sinh.
Cứu Triệu huy kim trụy ; Hàm Đan tiên chấn kinh ;
Thiên thu nhị tráng sĩ ; Huyền hách Đại Lương thành.
Túng thử hiệp cốt hương ; Bất tàm thế thượng anh ;
Thùy năng thư các hạ ; Bạch thủ Thái huyền kinh ".
Dịch nghĩa:
" Khách nước Triệu phất phơ giải mũ ; Kiếm ngô câu rực rỡ tuyết sương ;
Ngân yên bạch mã huy hoàng ; Vó câu vun vút như ngàn sao bay.
Cách mười bước giết người chẳng trật ; Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi ;
Việc xong rũ áo ra đi ; Ẩn thân rừng núi kể gì tiếng tăm.
Rảnh lại nhớ Tín Lăng tìm đến ; Gươm gác đùi chuốc chén đầy vơi ;
Này nem, này rượu khuyên mời; Bên thời Châu Hợi, bên thời Hầu Doanh.
Ba chén cạn thân mình sá kể; Năm núi cao xem nhẹ lông hồng ;
Mắt hoa mặt đã nóng bừng ; Khí hùng bay bổng lên từng mây xanh.
Chùy cứu Triệu vung tay khẳng khái; Thành Hàm Đan run rẩy kinh hoàng;
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng ;Tiếng tăm hiển hách rỡ ràng Đại Lương.
Người dù chết xương còn thơm ngát ; Chẳng hổ ngươi đáng mặt anh hào;
Kìa ai ẩn náu trên lầu ; Chép kinh đến thuở bạc đầu chưa xong ".
4. Nguyên bản năm 1965 thì không có lời hậu ký. Nguyên bản tu chỉnh năm 1977 thì có lời hậu ký rằng:
"… Mọi cố gắng để chú thích và bình luận đều làm tổn hại đến bản ý của tác giả, lại còn tạo ra những trở ngại nghiêm trọng. Bộ Hiệp Khách Hành này viết 12 năm trước, đã diễn giải ý kiến này khá đầy đủ. Gần đây tôi đọc nhiều kinh Phật hơn, đối với ý nầy càng tâm đắc.


Kinh Bát Nhã của Đại thừa, Trung Quán luận của Long Thọ đều cực lực bài bác những luận giải phiền phức cho rằng các loại kiến thức chú giải đều do hư vọng sinh ra , chỉ làm trở ngại cho việc thấy đạo của người tu học. Khi tôi viết Hiệp Khách Hành nầy, tuy không thể nói là hoàn toàn không biết kinh Phật, nhưng chỉ mới đọc hết Kinh Kim Cang vào tháng 11 năm ngoái, tôi còn đọc Bát Nhã và Trung Quán lại còn mới hơn, mới Xuân Hạ năm nay.



Nhân duyên bên trong việc này, thật không thể nào giải thích được ".
Tháng 7, 1977.
Qua lời hậu ký của Kim Dung viết từ năm 1977, độc giả có thể hình dung ra một số điểm đáng lưu ý rằng:
– Các giải thích, giải mã, bình luận của nhiều ý kiến đương thời đều rơi vào các định kiến, giữa khi ý của tác giả, trong truyện, thì phù hợp với giáo lý nhà Phật, phù hợp với vô ngã và vô chấp.


- Lúc sáng tác Hiệp Khách Hành, 1965, Kim Dung nhìn nhận bấy giờ chưa đọc nhiều kinh điển Phật giáo, nhưng vốn tâm đắc giáo lý nhà Phật, có nghĩa là có cái nhìn nhân sinh và thế giới phù hợp với tinh thần Phật học. Lúc tu chỉnh, 1977, tác giả đã đọc kỷ Kinh Kim Cương, tạng Bát Nhã, Trung Quán Luận.


Thực sự từ 1967, người viết " Bàn về Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung ", một tu sĩ Phật giáo, đã thấy rõ ảnh tượng Kinh Kim Cương khắp bốn tập truyện Hiệp Khách Hành, đã cùng các pháp hữu sôi nổi trao đổi cảm nhận ở ngoài hành lang của giảng đường Phật học Vạn Hạnh. Hẳn là có chút băn khoăn về phần kết của Nay thì phần ấy đã được tu chỉnh rất gọn.


- Do vì Kim Dung tâm đắc với Phật giáo nên cái nhìn của tác giả, qua toàn truyện, toát ra nhiều hương sắc Phật giáo. Đây là phần khảo sát của người viết, không đi vào các hàm ý giá trị khác.



Phần 2


Hồi 1: Huyền Thiết Lệnh


A. Tóm tắt hồi 1


- Tạ Yên Khách, một quái kiệt giang hồ, sinh thời đã tặng cho ba đại ân nhân ba tấm Huyền Thiết Lệnh, mỗi tấm Thiết Lệnh có thể yêu cầu Tạ Yên Khách làm bất cứ một việc gì dù khó khăn, nguy hiểm. Tạ Yên Khách đã thu về hai tấm và đã làm hai việc chấn động giang hồ. Tấm thứ ba tặng cho một đại hiệp mà có lẽ trọn đời vị đại hiệp sẽ không dùng đến. Không may vị đại hiệp đánh rơi Thiết Lệnh. Thế là giang hồ tranh nhau tìm đoạt, bao gồm cả chủ nhân Tạ Yên Khách: nhóm Kim Đan Trại, nhóm kiếm sĩ Tuyết Sơn, hai hiệp khách Thạch Thanh, Mẫn Nhu, v.v…


- Kiếm sĩ Ngô Đạo Thông đang cất giữ Huyền Thiết Lệnh nầy và trở thành kẻ địch của thiên hạ. Ngô Đạo Thông vừa nuôi tham vọng nhờ cậy Tạ Yên Khách, vừa hoá trang để che mắt: làm một ông già bán bánh Tiêu ở trị trấn Hầu Giám Tập: đao kiếm đẫm máu đã xẩy ra vào một buổi hoàng hôn… Bấy giờ có một bé ăn xin Cẩu Tạp Chủng đi lang thang tìm mẹ, kẹt giữa " trận chiến " đao kiếm, tình cờ nhặt được chiếc bánh tiêu bên vệ đường để ăn, chiếc bánh mà Ngô Đạo Thông cất giữ Thiết Lệnh.


- Tạ Yên Khách tìm thấy Thiết Lệnh từ chiếc bánh tiêu của Cẩu Tạp Chủng trước sự chứng kiến của nhiều kiếm khách. Theo lời hứa, Tạ Yên Khách phải bảo vệ cậu bé, và phải làm theo một yêu cầu của bé, nhưng bé thì vâng theo giáo huấn của "má má " ở Hùng Nhĩ, trọn đời sẽ không mở miệng xin ai một điều gì. Do vậy, Tạ Yên Khách phải giữ cậu bé cạnh mình, không rời một bước, sợ bị người xấu xúi giục yêu cầu điều khó thực hiện, và chờ đợi cơ hội để đánh lừa bé…
– Tạ Yên Khách đem Cẩu Tạp Chủng về sống cách ly trên đỉnh núi Ma Thiên Nhai cô vắng.


B. Ý kiến


1. Hiệp sĩ, hay hiệp khách, là người thường cứu giúp người, cứu giúp đời, thoát khỏi các áp bức , bất công. Xa hơn, Hiệp khách còn trừ khử các cường tặc, các tham quan ô lại để bảo vệ dân lành, bảo vệ các quan trung chính vì nước, vì dân. Nhân vật chính của truyện kiếm hiệp vì thế đầy tiết khí, hấp dẫn người đọc. Kim Dung đã mượn tiểu thuyết kiếm hiệp như là phương tiện tốt nhất để chuyên tải tư tưởng, tâm sự, cảm xúc, tiết khí của mình đối với nhân quần và quốc gia xã hội, xây dựng một hệ văn hoá đầy tính nhân văn và trí tuệ.


2. Nền văn hoá nào cũng nói về điều thiện, đề cao điều thiện, nhưng quan niệm về lẽ thiện thì có điểm khác nhau. Kim Dung nói:
" Bậc thông minh tài trí, kẻ hùng cường dũng cảm đại đa số đều tích cực tiến thủ. Tiêu chuẩn đạo đức đã chia họ ra làm hai loại người: mưu cầu hạnh phúc cho nhiều người, đó là người tốt; chỉ chú ý đến quyền lợi và địa vị, dục vọng của riêng mình mà làm hại người khác, đó là người xấu. Mức độ tốt xấu căn cứ vào mức độ họ đem lại hạnh phúc hay gây tai họa cho người khác để xác định ".


3. Về quan niệm về Truyền thống, giáo sư triết Lý Đỗ, trong dịp thảo luận với Kim Dung tại Đại học Tân An, Hồng Kông, đã hỏi:
" Tôi đọc Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ, v.v… Tôi đoán, phải chăng tiên sinh cảm thấy văn hóa của chúng ta phát triển đến ngày nay, những cái tốt đẹp của truyền thống đã rơi rụng mất rồi, cần phải tìm ở bên ngoài, như vậy hơi có ý vị phủ định truyền thống ,"
Kim Dung đáp:
" Có mấy bộ tiểu thuyết, xuất phát điểm của tôi lúc ấy là phủ định cách nghĩ giáo điều chủ nghĩa. Tôi tín phục lý tính… Tôi nghĩ bản thân chân lý cũng có tính tương đối của nó. Xã hội biến thiên, chân lý cũng có thể thay đổi. Đạo lý ngàn vạn năm bất biến, đó là điều mà tôi không tin. Sự thực, những kẻ cuồng tín rất nhiều, thậm chí trong lãnh vực khoa học cũng có, những lý thuyết khoa học đã từng được người ta cho là chân lý nhưng rồi lại hóa ra không hoàn toàn đúng ".


4. Về quan niệm Nhân quả – Nghiệp giản đơn ở đời, như " ở hiền thì gặp lành, ác giả ác báo " – khác với nhân quả ba đời (quá khứ, hiện tại và vị lai: sanh báo, hậu báo và laibáo, của Phật giáo thì Kim Dung nghĩ khác hơn:
" Tôi muốn mượn tiểu thuyết để phản ảnh nhân sinh. Ở đời không nhất thiết ' ở hiền gặp lành, ác giả ác báo '. Cuộc đời thật ra rất phức tạp, số



phận cũng thiên biến vạn hóa. Nếu cứ theo mô thức nhất định mà mô tả thì quá giản đơn hóa cuộc đời. Cờ vây có công thức nhất định mà nhân sinh thì không có định thức. Đem Kinh kịch để biểu hiện nhân sinh thì thường định thức hóa, chức năng nghệ thuật của Kinh kịch thường thiên về giáo huấn, khó lòng thể hiện chân thực đời sống ". (Ibid.tr.330)


Các điểm vừa nêu trên, từ mở đầu, là ánh sáng rọi vào " Hiệp Khách Hành " để người viết nhận ra tư duy mới và tư tưởng Phật học của Kim Dung.

...
Tags: ban ve tu tuong phat hocban ve tu tuong phat hoc
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Tinh xá và thiên cung
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
» Kim Các Tự
» Con rắn hổ mang bành kỳ lạ
» Chuyện người Mẹ điên
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
12»
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON