watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 17:53,Ngày 19/05/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 775

Bàn về tư tưởng Phật Học


» Đăng lúc: 12/03/15 17:52:57
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

5. Các nhân vật trong Hồi 1 biểu hiện các mẫu hình tâm lý về thiện, ác, bất định ở nhiều cấp độ, như:
– Tạ Yên Khách là một quái kiệt võ lâm bất câu thiện, ác, đã tặng ba tấm Huyền Thiết Lệnh và hứa sẽ làm theo một yêu cầu của người có Thiết Lệnh, nhưng khi một tấm rơi vào tay cường đạo, ông ta đã bằng mọi thủ đoạn để đoạt lại tấm Thiết Lệnh ấy. Ông thuộc loại mẫu tâm lý bất định.
– Nhóm Kim Đao Trại thì hung hãn, đầy ham muốn vị kỷ, xem mạng sống của tha nhân như cỏ rác: nhóm nầy thuộc tâm lý xấu ác.
– Thạch Thanh – Mẫu Nhu suốt đời trọng nghĩa, làm việc nghĩa giúp người: thuộc tâm lý thiện, tốt.
– " Má má " của Cẩn Tạp Chủng do hận tình mà một lần đã gia hại gia đình Mẫn Nhu: theo tâm lý Phật giáo, nàng thuộc hạng tâm lý si và hận, thuộc ác tâm, hại tâm…
– Tên giúp việc trong tiệm tạp hóa quen thói " lý sự cùn ", khi nghe một tay đao kiếm hung hãn nói: " Còn ai muốn nếm mùi đao thì cứ việc chạy ra ". liền buột miệng bép xép: " Đao thì làm gì có mùi?" liền bị tên hung hãn vung roi giật bắn người ra đường chết toi. Cái chết rẻ rúng, lạt nhách như thế là sự cảnh tỉnh cái thói quen hư đàm, huyền luận vô bổ.
– Cẩu Tạp Chủng là mẫu tâm lý thuần thiện: trong sáng, chân thật rất nguyên sơ, thông tuệ, nhân ái. Đây là mẫu tâm lý mà Kim Dung xây dựng niềm tin phát triển sẽ đi về chân, thiện, mỹ: chàng sống vô cầu, vô dục từ thân phận kẻ ăn xin, rồi đời sống dẫn dắt đến điểm nhặt được Huyền Thiết Lệnh, thân cận quái khách, đi vào phương trời mới.


Qua Hồi 1, người đọc có cảm nhận rõ: ai sống thiểu dục tri túc thì tốt đẹp cho bản thân và xã hội; sống đa dục, vị kỷ thì làm khổ mình, khổ người, thể hiện triết lý sống của nhà Phật.


Hồi 2: Thiếu niên gây đại họa


A. Tóm tắt hồi 2


- Hai hiệp Khách Thạch Thanh và Mẫu Nhu ký thác con trai là Thạch Trung Ngọc làm môn nhân của kiếm phái Tuyết Sơn. Năm 15 tuổi, Thạch Trung Ngọc là một thiếu niên năng động, láu lỉnh, đa tình, hay chọc ghẹo A – Tú, 13 tuổi, con gái của Bạch Vạn Kiếm (Cháu nội của bang chủ Tuyết Sơn); A Tú chưa bị hạ nhục, nhưng tức mình tự vẫn (được kể lại). Mẹ nàng bị trách cứ, và vì thương con mà sanh cuồng trí. Phong Vạn Lý, thầy dạy kiếm của Thạch Trung Ngọc, bị bang chủ tức mình chặt đứt một cánh tay. Bang chủ phu nhân bị vạ lây, bỏ Tuyết Sơn ra đi. Hai người sư thúc khác của Thạch Trung Ngọc bị Đinh Bất Tam giết vì lý do khác cũng được kết vào tội do lỗi Thạch Trung Ngọc gây ra. Từ đó Bạch Vạn Kiếm dẫn một toán kiếm sĩ hạ sơn tìm kiếm Thạch Trung Ngọc để giết, và đốt Thạch gia trang để rửa hận.
– Bạch Vạn Kiếm đòi Thạch Thanh – Mẫn Nhu đến gặp bang chủ Tuyết Sơn (Bạch Tự Tại) để nhận trách nhiệm làm cha làm mẹ. Giọc đường cả toán Tuyết Sơn bị Tạ Yên Khách tấn công thu hết kiếm, lại vô minh chồng chất, kết oán cho rằng Thạch Thanh và Mẫn Nhu ám hại họ.


B. Ý kiến


1. Ở tuổi 15, Thạch Trung Ngọc chỉ là một thiếu niên " quậy phá ", trêu chọc A Tú, dễ dàng được các võ sư, kiếm sĩ uốn nắn, nhất là khi A Tú suýt bị hại. Vậy mà gia đình bang chủ Bạch Tự Tại đã để mình rơi vào một số sai lầm mà giáo lý nhà Phật gọi là vô minh:
– Có các người ganh ghét và đố kỵ Thạch Trung Ngọc (do vì Thạch Trung Ngọc có bố mẹ thân tình với bang chủ, giàu có và tiếng tăm) đã dựng chuyện thêu dệt, chuyện bé xé ra to.
– Có những bàn tay quái nghịch trong bóng tối như Đinh Bất Tam, Đinh Bất Tứ, A Đang nhúng tay vào khiến cho sự việc rối rắm.
– Quan niệm sai lầm về giá trị " đứng đắn ", " tiết trinh ", đức hạnh " của người con gái của gia đình Bạch Tự Tại đã " đổ dầu vào lửa " cho sự việc cháy bùng, đáng tiếc!
– Các tướng trạng, hay các sự kiện, biểu hiện do rất nhiều nguyên nhân xa, gần tác động, nhưng " vô minh " đã giục gia đình Bạch Tự Tại quy tội về cho Thạch Trung Ngọc, một mình Thạch Trung Ngọc.
– Từ nhìn sai sự việc, dẫn đến hành động sai lầm; các hành động sai lầm dẫn đến sự kết nối sai lầm dây chuyền. Hầu như Kim Dung đang phô diễn cái hư huyễn của các tướùng trạng, và cái nguy hại của các tâm lý xấu của con người mà Kinh Kim Cang nhà Phật gọi là " Các tướng trạng đều không thật " (" Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ")


2. Cục diện Tuyết Sơn khởi đầu rối rắm do nhìn sai, thấy sai và nghĩ sai: thuật ngữ Phật giáo gọi là tà kiến và tà tư duy ; từ đó kéo theo các sai lầm khác như báo cáo sai (tà ngữ), hành động sai (tà nghiệp), tưởng nghĩ sai (tà niệm), nỗ lực giải quyết sai (tà tinh tấn) do thiếu sáng suốt, định tỉnh (tà định). Tại đây Kim Dung bắt đầu gợi mở ra nếp sống, nếp văn hóa "Bát Chánh Đạo" của Phật giáo: nếp sống của sự đúng đắn, ổn định.


3. Cảnh tượng Cảnh Vạn Chung của Tuyết Sơn chạm vào nội lực của Thạch Thanh mới nhận ra nội lực quá yếu kém của mình, sợ hãi đến toát mồ hôi lạnh: sự việc nầy các người chung quanh không nhận ra, rằng giá trị của sức mạnh của một kiếm khách nằm ở nội lực, mà không ở bên ngoài kiếm thuật. Cũng vậy, giá trị của một hành động là dựa vào cái tâm tác động lên hành động (tốt xấu)…) mà không nằmở bên ngoài của biểu hiện hành động. Đây là nội dung định nghĩa chữ Nghiệp (Karma) của nhà Phật.


4. Thạch Thanh và Mẫn Nhu là hai đại hiệp khách chân chính mà liên tục gặp tai ương: con, Thạch Trung Ngọc bị nạn; Thạch Gia Trang bị đốt; các gia nhân của Thạch Gia Trang bị khốn đốn; một đứa con trai khác, Thạch Trung Kiên, bị " Mai Phương Cô " (tình địch) bắt đi mất tích từ năm lên một. Đây là trường hợp ở ngoài sự thật " ác giả ác báo, ở hiền gặp lành " mà người đương thời tin tưởng.


5. Đời sống thì dẫy đầy các tác nhân vô thường, bất định:
– Các sân hận thì phản ứng đột ngột, tai hại bất định, khó lường.
– Các tâm lý tham thì hành động âm thầm, mưu thâm đầy nguy hiểm.
– Các tâm lý bất định hành động tùy hứng như Tạ Yên Khách, Đinh Bất Tam, Đinh Bất Tứ, A Đang… thì khó lường. Giữa môi trường sống đó thì con người dễ mắc vào các tai họa, rủi ro không do mình gây ra. Đây là nỗi khổ vô thường, theo Phật học, gắn chặt với thân phận con người ở ngoài mọi " logic ".


Chỉ có sự thuần túy thuật chuyện về một hồi truyện ngắn của Kim Dung đã ảnh hiện rất nhiều điểm về Phật học, rất ý vị!



Phần 4


Hồi 3: Ma Thiên Nhai


A. Tóm tắt hồi 3


- Tạ Yên Khách thu hồi được Huyền Thiết Lệnh từ Cẩu Tạp Chủng ; sợ nguy hại đến tánh mạng nếu có người xúi giục Cẩu Tạp Chủng yêu cầu Tạ Yên Khách tự vẫn hay phế bỏ võ công, nên ông đã đem Cẩu Tạp Chủng từ thị trấn Hầu Giám Tập về sống trên đỉnh Ma Thiên Lĩnh, ngày đêm giám sát cậu bé.
– Trên đường đi, Tạ Yên Khách dùng đủ mưu mô dụ dỗ, uy hiếp buộc Cẩu Tạp Chủng cầu xin ông một điều gì cho làm xong lời hứa, nhưng cậu bé thì tuyệt nhiên không mở miệng cầu xin bất cứ ai một điều gì. Đây là lý do mà cậu bé được sống lâu dài bên cạnh quái khách Tạ Yên Khách trên Ma Thiên Lĩnh để hầu hạ ông ta và luyện tập bí pháp "La hán phục ma thần công ".
– Trên đường đi, chứng kiến ba cao thủ Trường Lạc bang đang uy hiếp, bức tử Đại bi lão nhân, Cẩu Tạp Chủng nổi tâm nghĩa hiệp, lên tiếng bảo vệ lão nhân mà không sợ liên lụy. Bấy giờ thì lão nhân đã kiệt sức, sắp trút hơi thở cuối cùng, cảm nghĩa cậu bé bèn cho cậu pho tượng đất gồm 18 tượng La hán trong túi của ông ta. Đây là pho bí pháp " La hán phục ma thần công " do các thần tăng Thiếu Lâm sáng tác và để lại.
– Tạ Yên Khách bèn nghĩ ra một kế kín đáo hại chết Cẩu Tạp Chủng bằng cách chỉ dạy cho Cẩu Tạp Chủng luyện tập bí pháp trên pho tượng, không theo thứ tự, để tẩu hỏa nhập ma. Nhưng Cẩu Tạp Chủng không có tạp niệm nên không bị tẩu hỏa trong thời gian dài luyện công. Cuối cùng thì luyện xong 18 đường dương công và 18 đường âm công, sắp đến thời điểm thành tựu một võ công " siêu thế "


B. Ý kiến


1. Cẩu Tạp Chủng là trẻ thuần lương, thông tuệ là nhân vật chính sẽ mở ra bí kíp Thái Huyền Kinh, mở ra chân lý, lại từ năm một tuổi lớn lên ở Khô Thảo Lỉnh, một đỉnh núi cô vắng, xa thế sự, một đỉnh núi của các loài cỏ khô; rồi năm 13 tuổi đến sống trên đỉnh Ma Thiên Nhai, cũng cô vắng, lạnh lùng của " phương trời ma quái " (Ma Thiên Nhai) và nội lực phát triển, trưởng thành ở đây. Hệt như giải thoát phải đến từ khổ đau; chân lý vượt ra từ cõi tà vạy: phải hiểu rõ khổ đế (sự thật của khổ) mới thấy con đường đi ra khỏi khổ, đến với giải thoát (diệt đế) của giáo lý nhà Phật.


2. Sự thật Tạ Yên Khách dấu mặt lấy đi hai thanh bảo kiếm của Thạch Thanh và Mẫn Nhu mà nhóm Tuyết Sơn đang giữ làm tin, khiến nhóm nầy quả quyết rằng đây là mưu gian của Thạch Thanh và Mẫn Nhu.
– Sự kiện " má má " đặt tên Cẩu Tạp Chủng khiến Tạ Yên Khách nghĩ rằng " má má " Mai Phương Cô bị chồng theo gái, bỏ rơi.


Hai sự kiện đó nói lên ý nghĩa: Kinh nghiệm thường nghiệm và tư duy logic rất dễ lầm lẫn: nó đúng mà không thật. Ở nhà Phật thì chân lý là cái gì vừa đúng (chân) và vừa thật (như) gọi là chân như.
3. Tạ Yên Khách và Cẩu Tạp Chủng là hai hình ảnh văn hóa tương phản:
– Tạ Yên Khách thì bận tâm về giá trị hình thức " quân tử ", " trượng phu ", mà hành xử lại bá đạo.
– Cẩu Tạp Chủng tự xem là phàm phu mà hành xử chân chất, hiền thiện, thể hiện đạo lý của Thánh hiền: " Hợp nội ngoại chi đạo " của Đại học.


Hình ảnh của chàng gợi lên ở người đọc một chút gì ngậm ngùi khi nhìn lại giá trị hình thức của nền văn hoá cũ.


4. Tạ Yên Khách đi vào giang hồ lâu ngày đã đánh mất cái tính chân chất thuần phác như được thể hiện ở con người Cẩu Tạp Chủng. Đây là ý nghĩa của " Tánh tương cận, tập tương viễn " mà đạo đức mang màu sắc Phật giáo ở Cẩu Tạp Chủng (tẩy sạch tâm lý cấu uế) có thể làm sống lại ý nghĩa " cận đạo ":
– Ở Tạ Yên Khách, cái " ta " (tự ngã) và cái " của ta " được phát triển mạnh.
– Ở Cẩu Tạp Chủng, cái " ta " và cái " của ta " thì vắng mặt một cách tự nhiên.


Hai hình ảnh văn hóa tương phản ấy đã mở ra một cuộc đối thoại dài của Hồi truyện thứ ba, rất triết lý: Kim Dung đang nói triết lý bằng ngôn ngữ kiếm hiệp đầy thú vị. Thử nghe lại một mẫu đối thoại ngắn giữa hai người ấy:
" Gã ăn xin ăn xong cái này lại lấy cái khác, ăn hết thảy bốn cái bánh bao mới nói: "Cháu no rồi, không ăn nữa '.


Tạ Yên Khách ăn hết hai cái bánh rồi thôi, quay lại hỏi chủ quán:
– ' bao nhiêu tiền '
Chủ quán đáp:' Hai đồng một cái. Cả thảy sáu cái, cộng lại là mười hai đồng '


Tạ Yên Khách đáp: ' Không



được. Phần ai ăn người ấy trả tiền. Ta ăn hai tấm, vậy ta trả bốn đồng là đủ.


Lão thò tay vào bọc toan móc tiền ra trả, nhưng sờ đi sờ lại mà chẳng còn một đồng nào… Trong lúc Tạ Yên Khách chưa biết giải quyết cách nào, thì gã ăn xin đã móc trong bọc ra một thỏi bạc, đưa cho chủ quán nói: ' Tất cả mười hai đồng, để cháu trả cho '.


Tạ Yên Khách chưng hửng hỏi: ' Sao? Ngươi lại trả tiền cho ta ư?'


Gã ăn xin cười đáp: ' Ông không có tiền mà cháu có, cháu mời ông ăn mấy cái bánh bao phỏng có chi đáng kể? '. Chủ quán cũng lấy làm kinh ngạc, lấy mấy miếng bạc vụn và mấy xâu tiền đồng thối lại. Gã ăn xin thu tiền cất vào bọc, rồi nhìn Tạ Yên Khách xem lão sai bảo gì.


Tạ Yên Khách bất giác nở một nụ cười chua chát, nghĩ thầm: ' Tạ mỗ cố chấp thành tính, trước nay dù là một miếng cơm, một ly nước cũng chẳng chịu ơn ai, không ngờ hôm nay lại để một gã ăn xin mời ăn hai cái bánh bao… ' -93

...
Tags: ban ve tu tuong phat hocban ve tu tuong phat hoc
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Tinh xá và thiên cung
» Hối lỗi thoát khổ
» Bàn về tư tưởng Phật Học
» Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ
» Thiên biến vạn hóa
» Con rắn hổ mang bành kỳ lạ
12»
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON