watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 01:07,Ngày 24/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 1089

Bóng nguyệt lòng sông


» Đăng lúc: 12/03/15 17:57:26
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Hoạt động con người không chỉ ở sự lăng xăng của thân thể, tay chân. Đó chỉ là thân nghiệp. Còn có ngữ nghiệp là hoạt động bằng lời nói và ý nghiệp là hoạt động bằng tư duy. Quan trọng nhất đối với Phật giáo là ý nghiệp, yếu tố duy trì, nuôi dưỡng sự sống con người tiếp diễn mãi mãi không những kiếp này, mà cả đến nhiều kiếp về sau. Vậy, khi một con người thân không giết hại, không trộm cắp, không tà hạnh, miệng không nói lời độc ác, lời dối trá dua nịnh, lời phù phiếm, ý không tham sân si (không làm mười điều ác nghiệp) ta có thể nói họ tiêu cực đối với 10 việc ác nhưng không thể bảo tiêu cực suông, vì muốn đạt tới trình độ không tham không sân, không si phải qua một thời gian dài tích cực chống lại tham, sân, si ngay trong chính mình bằng tư duy, thiền định.


Không khí là một cái gì rất tiêu cực vì nó không làm gì cả, nhưng lại là nguồn sống cho tất cả. Cũng vậy, sự hiện diện tiêu cực của một bậc thánh có tác dụng vô cùng tích cực trên cuộc đời tối tăm. Angulimàla, tên cướp giết 999 mạng người cuối cùng đã được cảm hóa, chỉ nhờ thấy được từ nhan của Phật. Mãnh lực của lòng Từ nơi đấng Giác Ngộ đã có thể làm một việc mà binh hùng tướng mạnh của vua Pasenàdi đã không làm nổi, đó là dẹp được một tên cùng hung cực ác. Nguồn Từ – Bi nơi Ngài quả thật tuyệt diệu, làm cho đại đức Rahula thuở còn bé vừa trông thấy Ngài đã không muốn rời, và thốt lên một lời cảm động: "Chỉ cái bóng của Sa-môn cũng đủ làm cho con mát mẻ lạ thường!". Và cái bóng của Đức Từ phụ, gần ba ngàn năm sau vẫn còn làm cho bao nhiêu chúng sinh mát mẻ! Dưới bóng mát ấy, ta không còn bận tâm về tiêu cực hay tích cực, bao nhiêu tranh chấp trở thành trò múa rối, và ta nhớ tới lời dạy của Thế tôn: "Như Lai không tranh luận với thế gian… Pháp của Như Lai là để cho người biết người thấy, không phải cho người không biết không thấy."


16. LẠC THÀNH NHÀ MỚI


Thuật theo Kinh Hữu học (Sekhasuttam) Trung bộ II


Một thời Thế Tôn nghỉ tại tịnh xá Nigrotha thành Ca tỳ la vệ. Dân chúng ở đây vừa dựng một ngôi giảng đường cho các vị sa môn, bà la môn sử dụng. Khi khánh thành họ cung thỉnh Phật và chúng tỷ kheo đến dùng ngôi giảng đường ấy trước tiên để cầu phước báo:


- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy dùng giảng đường ấy trước, các vị dòng Sakyà ở Ca tỳ la vệ sẽ dùng sau, như vậy các vị ấy sẽ được hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài.


Đức Phật im lặng hứa khả. Sau khi được Thế Tôn chấp thuận, dân chúng dòng Sakya trở về xếp đặt chỗ ngồi cho Phật và chúng tỷ kheo trong giảng đường, đặt ghè nước rửa chân, treo đèn dầu thắp sẵn (buổi khánh thành có lẽ đã về chiều). Rồi họ đến thỉnh Phật và chư tăng. Đức Thế Tôn đắp y, mang y bát, cùng với chúng tỷ kheo đi đến giảng đường. Ngài rửa chân rồi ngồi ở chỗ dành sẵn ở giữa. Chúng tỷ kheo cũng rửa chân rồi vào ngồi quanh, đối diện với đức Phật trong giảng đường. Sau khi chúng tỷ kheo và các vị Sakyà đã an tọa, Thế Tôn thuyết pháp đến quá nửa đêm, khích lệ, làm cho hoan hỉ, phấn khởi các vị Sakyà ở Ca tỳ la vệ. Rồi Ngài bảo tôn giả A Nan: “Này A Nan, hãy giảng hữu học đạo cho các vị Sakyà. Ta bị đau lưng. Ta sẽ nằm nghỉ.” Nói xong, Thế Tôn trải đại y gắp làm bốn, nằm xuống hông bên phải, chánh niệm tỉnh giác.


Khi ấy tôn giả A Nan giảng cho vị Sakyà về sự tu tập của một vị thánh đệ tử gồm có 6 điều.


1. Thành tựu giới hạnh: nghĩa là sống đúng theo giới bổn, có giới hạnh, đầy đủ uy nghi, thấy nguy hiểm trong những lỗi lầm nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học các học pháp.


2. Hộ trì các căn: khi mắt thấy sắc, không giữ tướng chung (như toàn thể con người), không nắm giữ tướng riêng (như để ý cặp mắt, tướng đi của một người nào). Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến cho phiền não tham ái khởi lên, vị tỷ kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn. Đối với các căn khác như tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị… cũng thế, cho đến ý căn đối với các tư tưởng (tư tưởng nào phát sinh phiền não dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu… vị ấy chế ngự tư tưởng ấy).


3. Tiết độ về ăn uống: vị tỷ kheo thọ dụng món ăn với sự quán sát rằng ta ăn không để vui đùa, không để đam mê, không để trang sức, mà chỉ để thân này khỏi khổ vì đói, và để chấp trì phạm hạnh. vị ấy chỉ trừ cảm thọ cũ (đói) mà không phát sinh cảm thọ mới nào (ví dụ tham ăn)


4. Chú tâm cảnh giác các bất thiện pháp khởi lên trong mọi thời, trong bốn uy nghi đi đứng nằm ngồi.


5. Thành tựu 7 diệu pháp: Tín (tin ở sự giác ngộ của Như Lai), Tàm (tự hổ thẹn với mình, nghĩa là không làm điều bất thiện khi ở một mình), Quý (thẹn với người, không làm điều bất thiện ở chỗ đông người), Đa văn (nghe và nhớ pháp), Tinh tấn trừ bỏ ác pháp, thực hành thiện pháp, đầy đủ niệm (trí nhớ) có trí tuệ để đoạn trừ ngu si, có năng lực quyết trạch (trạch pháp, tức chọn lọc) đưa đến đoạn tận đau khổ.


6. Hiện tại lạc trú bốn thiền định từ sơ thiền đến tứ thiền một cách dễ dàng ít phí sức.


Khi một vị thánh đệ tử thành tựu được những điều kể trên, vị ấy được gọi là đang đi trên đường hữu học, có khả năng giác ngộ, ví như một con gà mái có trứng khéo ấp, khéo ủ, thì dù nó không cầu mong gà con nở, gà con vẫn nở. Cũng vậy, một vị tỷ kheo thành tựu như trên, sẽ được “ba minh” giống như con gà con 3 lần phá vỡ vỏ trứng để chui ra:


1. Vị ấy chứng được túc mạng minh, nhớ đến các đời quá khứ, đó là sự phá vỡ đầu tiên.


2. Vị ấy chứng được thiên nhãn minh, thấy rõ hạnh nghiệp của chúng sinh, người đẹp kẻ xấu, người sang kẻ hèn đều có nguyên nhân, đây là sự phá vỡ thứ hai.


3. Vị ấy đoạn trừ tâm lậu hoặc, chứng vô lậu tâm giải thoát (giải thoát nhờ thiền định), tuệ giải thoát (giải thoát nhờ trí tuệ).


Sáu pháp hữu học kể trên thuộc về hạnh đức, ba “minh” chứng được thuộc về trí đức, thành tựu được như vậy, vị thánh đệ tử được gọi là bậc Minh hạnh túc.


Tôn giả A Nan giảng xong, đức Thế Tôn ngồi dậy, khen ngợi tôn giả và ấn khả bài thuyết pháp của A Nan cho các vị Sakyà.


Trên đây kính thuật theo kinh Hữu Học về một buổi lạc thành nhà mới vào thời Phật. Ngày nay, Phật tử chúng ta thiết tưởng rất nên làm sống lại truyền thống tốt đẹp ấy. Mỗi khi



cúng nhà mới hay bất cứ lễ lạc gì, thay vì bày biện ăn uống linh đình tốn kém, hãy thỉnh một vị giảng sư đến giảng pháp cho toàn gia nghe, nếu mời được thêm bạn bè càng tốt, và hồi hướng công đức nói pháp và nghe pháp đó để cầu nguyện cho gia đình an ổn, thổ trạch phong nhiêu thì cũng tốt như trai đàn chẩn tế, mà lại ít tốn kém và ồn ào.


17. DỤC VÀ KHỔ


Nếu bảo rằng dục vọng đem lại đau khổ -vì không bao giờ dục được hoàn toàn thỏa mãn: sự bất mãn phát sinh đau khổ- thì một người nông cạn có thể cãi rằng, dục đem lại hạnh phúc khi được hoàn toàn thỏa mãn. Nói rằng “dục là khổ” chỉ là lập luận của kẻ bất hạnh, luôn luôn thất bại trên đường đời, nên cuối cùng trở thành bi quan yếm thế, không dám hưởng thụ, không dám hy vọng, chờ đợi một tia sáng nào từ nơi sự sống. Nói tóm lại, đó là lập luận của một “kẻ phá hoại sự sống”.


Đó cũng là lời mà những người ngoại đạo đương thời Phật thường chỉ trích Ngài, vì Phật thường dạy dục vọng “như mũi tên, như cục bướu, như bệnh khổ, như hố than hừng”, và người đã thoát khỏi dục vọng được Ngài ví như người “đã khỏi bệnh, đã được cởi trói, đã ra khỏi tù ngục, đã được tự do.” Đối với đức Phật, dục vọng không những đem lại đau khổ, làm nhân cho khổ, mà dục vọng chính là đau khổ, dục và khổ không hai, không khác. Khi nói “dục vọng đưa đến đau khổ” do tánh chất vô thường của mọi sự vật (lạc thú đi đến chấm dứt phát sinh tình trạng đau khổ) là ta nói đến hoại khổ, loại thứ ba trong ba loại khổ- khổ khổ, hành khổ và hoại khổ. Nhưng khi nói “dục vọng chính là đau khổ”, là ta nói về hành khổ, tức cấu tạo tâm sinh lý của một con người tự bản chất đã là khổ, vì nó được dính liền với dục, một thứ “tội tổ tông” truyền kiếp. Khi Phật dạy “ngũ uẩn trói buộc là khổ” tức Ngài ám chỉ đến cái khía cạnh hành khổ này, nghĩa là sự vận hành của cái tôi, con đẻ của dục vọng và đến lượt nó lại phải được nuôi dưỡng, tiếp nối sự sống bằng dục vọng. Dưỡng chất cho “cái tôi” ấy chính là dục vọng, chính dục vọng phát sinh và làm tăng trưởng cái tôi, cùng với muôn ngàn khổ lụy kèm theo đó.


Khi còn ở trong vòng trói buộc của dục vọng, còn xem dục vọng là dưỡng chất, nghĩa là còn “cái tôi”, thì con người còn thấy khoái cảm, lạc thú ở trong “món ăn” dục vọng ấy. Chỉ khi nào thoát ra khỏi sự trói buộc của dục vọng, của “cái tôi”, thì mới không thấy lạc thú khoái cảm nào trong “dưỡng chất trần gian” đó, mà ngược lại, chỉ thấy nó như bệnh khổ, cục bướu, mũi tên, như thuốc độc, như hố than hừng. Phật lấy ví dụ một người bị bệnh phung hủi hành hạ, khi nổi cơn ngứa, anh ta quào quấu những mụt nhọt trên thân cho chảy máu, rồi hơ vết thương trên hố than hừng. Trong khi làm như vậy, anh ta cảm thấy khoái vô cùng vì đã ngứa. Ngược lại, một người đã lành bệnh, hoặc một người vô bệnh, nếu đưa anh ta đến bên hố than hồng, bắt quào da cho chảy máu, thì anh ta sẽ giãy giụa kêu la trốn chạy. Vì sao? Bởi vì máu me và lửa hừng tự bản chất là khổ, đối với người vô bệnh. Nhưng với người bệnh cùi, do cơn đau hành hạ, anh ta lại có ảo tưởng khoái lạc đối với những thứ mà thực chất chỉ thuần là khổ: đó là do cái nghiệp của anh ta. Dục vọng cũng như vậy, người còn bị xiềng xích trong cõi dục mới xem đó là khoái lạc, nhưng với người đã giải thoát, thì dục chính là khổ, bất kể được thỏa mãn hay không. Bởi vì, ngay dù được thỏa mãn mọi dục vọng, cái khổ căn để vẫn còn y nguyên: ấy là cấu tạo tâm sinh lý của con người khiến cho nó phải được nuôi dưỡng bằng dục, lấy dục làm dưỡng chất. Mọi sự thỏa mãn hóa ra chỉ có tính cách tạm bợ, trá hình, như máu me, như hố than hừng mà trong cơn bệnh hành, người bệnh cùi có ảo tưởng đó là cội nguồn khoái lạc. Bởi vậy, điều quan yếu đối với người bệnh hủi, là khỏi bệnh, chứ không phải đã ngứa hay khỏa lấp đè nén cơn đau.


Vậy là, do thói quen nhiều đời kiếp ta vẫn thấy được sự thỏa mãn mọi điều ước muốn chính là hạnh phúc tối thượng, và xem sự vô dục cũng đồng nghĩa với chán đời. Quan niệm ấy không khác gì người bệnh hủi cười chê người khỏe mạnh là đồ ngu, chỉ vì người thứ hai ghê sợ hố than và máu mủ.


18. VÔ DUYÊN TỪ


Lòng từ bi của chư Phật Bồ tát thường được mệnh danh là “vô duyên đại từ” và “đồng thể đại bi”. “Vô duyên từ” là tình yêu không do sự thúc đẩy (duyên) từ bên trong (như một tâm trạng đang cô đơn trống trải muốn tìm bạn để giải sầu) hay bên ngoài, như khi thấy một đối tượng “hợp nhãn”.


“Vô duyên từ” là Tình yêu tự nhiên không điều kiện, không nguyên nhân, không phải là một cảm xúc giai đoạn, một phản ứng bên trong (nội tâm) hay một kích động bên ngoài, một tình yêu thường trực trong đó không có cái chủ tể “yêu” và đối tượng “bị yêu”, hoàn toàn vắng bóng “cái tôi” trong đó. Có thể nói khi có cái “tôi” thì không có tình yêu, và khi có tình yêu thì không có cái tôi, hai chuyện ấy không thể hiện hữu song hành. “Vô duyên từ” ví như hoa nở tỏa hương ngào ngạt khắp không gian, nhưng hoa không bao giờ ý thức rằng “tôi nở cho người ngắm và ngửi đấy. Hãy lại ngắm tôi đi, nếu không tôi sẽ cụp lại cho bõ ghét”. Không, hoa không bao giờ nghĩ như vậy, nó chỉ có việc nở và tỏa hương, không cần so đo tính toán, mình hãy nở cho ai, vì ai. “Vô duyên từ” cũng vậy là một tình yêu vô lượng bủa khắp mọi người, mọi vật, khắp tất cả chúng sinh hữu tình, vô tình không phân biệt. Đó là lòng thương chan chứa, trải an vui hòa bình trên khắp mọi người mọi vật, không nỡ nhìn thấy một chúng sinh nào đau khổ, kể cả chính mình, vì lòng từ không phân biệt mình, người. Cho nên hình ảnh đức Bồ tát Di Lặc tượng trưng tâm đại từ (và Ngài được mệnh danh là Đức họ Từ, Từ thị) luôn luôn có nét tươi vui, hài hòa với tất cả. Một trong những đặc tính của tâm từ là chia sẻ niềm vui, hay “vui với người vui” trong khi một đặc tính của tâm bi là “khóc với người khóc”. Nhưng “vui với người vui”- đặc tính của tâm từ- không có nghĩa là “vui đâu chúc đó”, mà là một đức tính khó thực hiện, còn khó hơn cả với đặc tính “khóc với người khóc” ở tâm bi. Từ là có thể vui cái vui của người khác ngay cả khi cái vui ấy được xây trên sự đau khổ của chính mình. Ở đây ta thấy rõ tâm từ khó thực hiện hơn “bi” rất nhiều: tôi dễ dàng chia sẻ nỗi buồn (bi) với bạn nếu bạn trượt trong khi tôi thi đậu, nhưng thật khó mà chia sẻ cái vui của bạn, nếu bạn đậu mà tôi rớt.

...
Tags: bong nguyet long songbong nguyet long song
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Hối lỗi thoát khổ
» Bàn về tư tưởng Phật Học
» Thiên biến vạn hóa
» Con rắn hổ mang bành kỳ lạ
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
» Ảo hóa
12»
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON