watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 22:35,Ngày 23/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 1085

Bóng nguyệt lòng sông


» Đăng lúc: 12/03/15 17:57:26
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Bài kệ 4:


7. Có học : bahusaccam (tri)


8. Có nghề hay: bahusippam (hành)


9. Khéo học giới luật (5 giới) (ninayo ca susikkhito)


10. Ái ngữ, tránh 4 kiểu vọng ngữ (subhàsità ca yà vàcà)


Bài kệ 5:


11. Phụng dưỡng cha mẹ (Màtàpitu upatthànam), lúc sống cũng như sau khi chết (bằng những công đức của mình để hồi hướng).


12. Yêu thương gia đình: (Puttadàras-


sa sangaho). Chồng có năm bổn phận với vợ như: thương mến, không khinh lờn, không ngoại tình, tôn trọng vai trò "nội tướng", thỉnh thoảng tặng đồ trang sức (kinh Thiện Sanh). Vợ cũng có bảy loại tư cách khi sống chung là vợ như bà chủ, như oan gia, như kẻ cướp, vợ như người mẹ hay chị, vợ như bạn, như em gái và như nô tì. Người vợ có bốn thái độ sau là tốt, ba thái độ đầu là xấu.


13. Hành nghề thích hợp (anàkulà ca kammantà) là nghề không tổn hại chúng sinh, lại còn giúp mình hướng thượng, ví dụ nghề dạy học. Tránh các tà mạng như buôn bán súc vật, săn bắn chài lưới, buôn bán vũ khí, nghề đồ tể, nghề đao phủ, vân vân.


Bài kệ 6:


14. Bố thí gồm tài và pháp (dàna)


15. Sống đúng pháp (dhammacariyà) 10 lành về thân lời ý để trau dồi đức hạnh.


16. Giúp bà con (nàtakànam ca sangaho)


Bài kệ 7:


17. Hành xử không tì vết 0.


18. Tránh điều ác về pd thân lời (giới) (àrati pàpà)


19. Không làm ác (virati pàpà) cả trong ý nghĩ. ?Ác là có hại cho mình, người trong hiện tại và tương lai (tuệ).


20. Không say sưa nghiện ngập 0


21. Tinh cần làm việc lành (appamàdo)


Bài kệ 8:


22. Tôn trọng Tam bảo (gàravo)


23. Khiêm cung (nivàto)


24. Hỉ túc (santutthi)


25. Biết ơn (katannutà)


26. Không bỏ dịp học đạo (kàlena dhammasavanam)


Bài kệ 9:


27. Nhẫn nhục (khanti)


28. Phục thiện (sovaccassatà)


29. Thân cận người hiền (yết kiến bậc sa môn: samanànam ca dassanam)


30. Biết thời để học pháp (kalena Dhammasàkacchà)


Bài kệ 10:


31. Tinh cần tỉnh thức (tapo)


32. Phạm hạnh (brahmacariyà)


33. Thấy lý tứ đế (aryasaccàna dassanam)


34.Thực chứng niết bàn (sacchikiriyà)


Bài kệ 11:


35. Tâm bất động (na kampati) trước tám pháp thế gian như được, mất, …


36. Tâm vô ưu (asokam)


37. Tâm ly dục (virajam)


38. Tâm an nhiên (khemam).


20. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA


I. QUAN TRỌNG CỦA CHUYỂN HÓA


1. Trong địa hạt văn minh vật chất, người tiến bộ là người biết chế biến những tài nguyên thiên nhiên để sử dụng cho tiện nghi đời sống. Ví dụ: sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng thác nước, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân…


2. Mặc dù con người đã đạt mức tiến bộ rất cao trên phương diện chuyển hóa năng lượng vật chất để có tiện nghi tối đa, song chính những phát minh khoa học kỹ thuật cũng đang đe dọa tiêu diệt toàn thế giới khi chiến tranh hạt nhân bùng nổ. Giai do con người chỉ tìm cách chuyển hóa để làm chủ những năng lực ở ngoại giới, mà chưa làm chủ, chưa kiểm soát được năng lực bên trong, đó là năng lực của dục vọng. Lòng tham không bao giờ dừng nghỉ, nên Phật đã mệnh danh cõi người ta là cõi Dục.


3. Cũng vì muốn được tối đa hạnh phúc cho bản thân và tối đa hạnh phúc cho nhân loại và tất cả hữu tình, đức Phật đã tìm ra và giảng dạy một phương pháp chế biến, chuyển hóa thần kỳ mà nhờ đó ngài đã giải thoát (khổ đau) nhờ giác ngộ (chân lý tối hậu), và bất cứ ai biết áp dụng cũng sẽ giác ngộ giải thoát như ngài. Đó là phương pháp chuyển hóa năng lực của TÂM, tức chuyển tham sân si thành giới định tuệ.


II. CHUYỂN HÓA NĂNG LỰC TÂM LINH LÀ VIỆC CHÚNG TA CÓ THỂ VÀ CẦN PHẢI LÀM, NẾU MUỐN HẾT KHỔ


1. Nhận diện ra vọng tưởng, cái khổ đích thực


Muốn chấm dứt khổ, ta phải biết nhận diện ra những hình thái của khổ cùng những nguyên nhân và yếu tố hay điều kiện sinh khởi của nó để diệt tận gốc. Cũng như muốn diệt kẻ thù cần phải nhận ra kẻ thù và chỗ ở của nó.


Ai cũng thuộc lòng một bảng kê đầy đủ về Khổ mà Phật đã dạy, như ba loại khổ là khổ khổ, hành khổ, hoại khổ, hoặc tám loại khổ là sinh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, oan gia tụ hội, cầu không được, năm ấm lẫy lừng… Nhưng Phật khuyên chúng ta mỗi người phải nhìn vào bản thân mình để thấy rõ đau khổ thực sự là gì? Nó nằm ở đâu?


Khổ cũng như vui, là một cảm thọ. Nếu không có cảm thọ thì không có khổ. Vậy vấn đề về khổ vui rút gọn lại chỉ là vấn đề cảm thọ, tức là nhận vào, thâu nạp một cảm giác, mà ta gọi là "cảm thọ của tôi". Cảm thọ tự nó đã là khổ : Phật thường ví dụ đời sống cảm thọ như con bò bị lột da, hết sức đau khổ dù nó đứng bất cứ nơi nào, dưới nước hay trên khô, gặp nóng hay gặp lạnh. Có cảm thọ là không bao giờ có thỏa mãn. Trong mọi cuộc vui, mọi yến tiệc, hay bất cứ tình trạng nào được mệnh danh là hạnh phúc, luôn luôn người ta cảm thấy còn thiếu một cái gì, còn có cái gì chưa trọn vẹn. Không bao giờ mọi sự hoàn toàn tốt đẹp như ý. Dù có sở hữu toàn thể vũ trụ, có cảm thọ là vẫn còn đau khổ, vì ta không bao giờ toại ý thỏa lòng, như câu thơ của thi sĩ BG trong Mưa nguồn:


Trời đất lạnh và lòng anh không thỏa


Gởi hồn đi phương hướng hút heo ngàn


Hồn ngơ ngác loay hoay về hỏi dạ:


Có bao giờ dạ thỏa giữa không gian?


Cái khổ càng đậm đà hơn khi ta nghiền ngẫm nó, đặt tên cho nó, xem nó là "tôi" và "của tôi." Ngày xưa, có người hỏi tôn giả Xá Lợi Phất rằng, làm sao có hạnh phúc được, khi không còn



cảm thọ? Tôn giả đã trả lời một câu rất thâm thúy: "Không có cảm thọ mới chính thực là hạnh phúc." Ở đây ta phải hiểu câu trả lời này trong bối cảnh đích thực của nó là phát ngôn của một bậc a la hán, đã chứng quả Vô sinh, không còn chấp ngã, nên được tự tại trước những bận tâm của thế tục như còn mất, vinh nhục, sống chết, được thua… Đối với một vị như vậy thì sinh như mùa đông mặc thêm áo, tử như mùa hạ cởi bớt áo. Sinh già bệnh chết nơi vị A la hán không còn là "khổ" như quan niệm thường tình khi còn chấp thủ một bản ngã.


Trong kinh Đại Bát nhã, Phật cũng dạy rằng đặc tính của thọ nơi người phàm là "nhận lãnh, thâu nạp vào mình" nên phải khổ vì tâm luôn giao động bởi những cuộc thăng trầm. Nhưng với Bồ tát, thì thọ là "không", vì Bồ tát không nạp thọ những gì bên ngoài đưa tới, khi giác quan và đối tượng (căn trần) gặp gỡ. Có lần một người ngoại đạo đến mắng Phật nhưng ngài vẫn ngồi điềm nhiên như không, bèn hỏi sao ngài có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công với đủ lời sỉ nhục như vậy. Phật trả lời vì ngài không thọ, cũng như được ai biếu quà mà không nhận, chỉ có thế. Khi nghe lời ấy, người kia được cảm hóa, xin trọn đời quy ngưỡng. Đó là "tính không" của cảm thọ mà người thiếu tu tập không thể làm nổi. Nghe người khác mắng chửi nhục mạ mình, thì trừ phi tai mình bị điếc hoặc ngu si không hiểu gì, mới làm thinh được như Phật. Người thế tục thường dính mắc điểm này, tự hỏi thế thì tu hành hóa ra cũng như bị tàn tật, dốt nát hay sao? Tu hành để đi đến chỗ không có cảm thọ như người bị bệnh tê liệt thần kinh hay sao. Cái cực thiện và cái cực ác có một bề ngoài hoàn toàn giống nhau, nên dễ đánh lừa người thiếu trí. Người tu hành đến chỗ làm chủ được cảm thọ thì ngược lại rất bén nhạy, thường được gọi là thần thông, như tha tâm thông (biết được tâm niệm người khác), thiên nhĩ thông (nghe rất xa) thiên nhãn thông (thấy được những gì người khác không thấy) vân vân. Người phàm phu chỉ nhạy cảm đối với những gì liên hệ đến "tôi" và "của tôi" cho nên cảm thọ của họ hết sức hạn chế và dễ gây đau khổ cho mình và người. Đức Phật nhờ không thọ lời nhục mạ nên ngài không tự làm khổ mình, không gây thêm thù oán, mà trái lại còn cảm hóa được đối phương.


Nguồn gốc của đau khổ như vậy, chính là cảm thọ do chấp ngã, hay bám lấy quan niệm về một cái tôi, mà kinh Kim cương gọi là ngã tưởng. Đây là vô minh căn bản, còn gọi là SI. Khi đã chấp có tôi thì cũng chấp luôn những cái khác với tôi, gồm thế giới và chúng sinh trong đó đều bị tách phân thành ba loại là cái tôi ưa, cái tôi chán và cái tôi dửng dưng. Khai thác tối đa những gì tăng cường tiện nghi cho tôi và bà con tôi, dân tộc tôi, bất kể tàn hại bao nhiêu dân tộc khác, loài khác, cây cỏ và sinh vật khác. Niết bàn và sinh tử, thiên đường và địa ngục, mê và ngộ vân vân đều phát sinh từ đấy. Sự yêu thích cái gì hợp với tôi gọi là THAM, ghét cái không hợp với tôi gọi là SÂN. Chính từ ba phiền não hay vọng tưởng căn bản THAM SÂN SI này mà phát sinh những thói xấu khác như bám víu, kiêu căng ngã mạn, sân hận, nghi ngờ, ganh tị v.v. có đến tám muôn bốn ngàn thứ, nghĩa là rất nhiều. Duy thức học gọi đấy là những bất thiện tâm sở, nghĩa là tất cả đều là sở hữu tùy tùng của một cái TÂM vô hình vô tướng nhưng lại là năng lực điều động tất cả sự sống chết, vui buồn, mê ngộ, đau khổ và hạnh phúc của ta, TÙY THEO CÁCH TA SỬ DỤNG NÓ. Biết sử dụng những bất thiện tâm sở này để chuyển hóa chúng vào mục đích tu học thì cũng như khoa học gia chuyển hóa năng lượng mặt trời và thác nước, hoặc như Gia Cát Lượng trong Tam Quốc đã dùng mưu lược để thu hết ba chục ngàn mũi tên của quân Tào tháo bắn sang đem về cho Châu Do.


Vì mục đích giảng dạy mà Phật chia thành ba: do phiền não hay vọng tưởng hay HOẶC (tham sân si chấp ngã…) mà có ra NGHIỆP (như rượu chè cờ bạc) rồi do nghiệp mà có quả báo là KHỔ. Nhưng ở đây ta cần nhận diện VỌNG TƯỞNG ĐÍCH THỰC LÀ ĐAU KHỔ. Người học Phật thì không đợi đến khi bị bắt bị ngồi tù vì tội trộm cướp mới thấy khổ, mà thấy khổ ngay lúc bắt đầu nổi lòng tham muốn chiếm đoạt của người khác, vì lòng tham ấy phát xuất từ cái thấy sai lầm (vọng tưởng) cho rằng cái tôi là trên hết. Vậy bước đầu để chấm dứt khổ là nhận diện ra cái khổ chính: sự chấp ngã, vọng tưởng gốc. Khi nhận ra nó rồi, muốn tận diệt nó ta phải tìm hiểu môi trường hoạt động của nó, và những yếu tố giúp nó tăng cường hoạt động. Cũng như người săn bắt cướp cần phải biết sào huyệt, sở thích, đường đi lối về của bọn cướp.


2. Những yếu tố làm tăng vọng tưởng


(hay HOẶC, hay PHIỀN NÃO, hay VÔ MINH, hay ĐAU KHỔ)


Theo đức Tsongkhapa vị tổ PG Tây tạng, có sáu nguyên nhân gây ra và tăng cường vọng tưởng:


- Nguyên nhân thứ nhất: nghiệp hay những ấn tượng do ác nghiệp từ đời trước còn lưu lại trong dòng tâm thức kiếp này.


Những hành động thiện ác đã làm trong một đời, khi chết rút lại thành những hạt giống trong kết sinh thức mang theo sang đời sau, gặp hoàn cảnh hay môi trường thuận tiện thì lại đâm chồi nẩy lộc như hạt giống gặp đất, nước, mặt trời, phân bón…


Ví dụ, hai người cùng sống trong môi trường giống nhau, cùng gặp một nghịch cảnh giống nhau, nhưng một người thì nhẫn nhục, không tức giận và dễ dàng cho qua ngay sau đó, còn người kia lại vô cùng tức tối và ôm hận lâu dài. Nguyên nhân là do tính tình đã thuần thục trong dòng tâm thức mỗi người, một người quen nhẫn nhục, một người quen nổi sân. Người nổi sân dễ dàng là người đau khổ, bất kể có lý do chính đáng hay không. Tất cả những thói khác như tham lam, kiêu căng ngã mạn… cũng đều đau khổ như thế. Như người kiêu căng là cho cái tôi của mình vô cùng quan trọng, thì sẽ rất đau khổ khi bị người khác không coi ra gì. Cái khổ của tham hơi vi tế khó nhận diện, vì người ta ưa biện hộ rằng nhờ có tham mới có tiến bộ, thêm của cải vật chất cho con người hưởng dụng. Nhưng xét kỹ sẽ thấy sự tiến bộ khoa học không phải có được nhờ những người tham vơ vét để có thêm tiện nghi vật chất, mà có được nhờ những nhà khoa học đã bất chấp tiện nghi vật chất, bất chấp hạnh phúc gia đình để miệt mài với công trình nghiên cứu của mình hết đời này đến đời khác. Nhất là khi tham cái gì có được ngay cái ấy, người ta cảm thấy sung sướng, nên khó mà nhận ra cái khổ bị khuất lấp trong cảm thọ khoái lạc. Đấy là trạng huống của chúng sinh ở các cõi trời hoặc của một số người tây phương. Vì quen sống tiện nghi, và đời sống ổn định, họ nghĩ rằng họ không cần tu tập vì họ không có khổ thì đâu cần tu để diệt khổ. Khi du lịch đến các nước nghèo, họ không chịu nổi cả đến việc ngồi xe hơi mà thiếu máy lạnh. Có những người Mỹ tốn hàng ngàn Mỹ kim đi đến Kathmandu Ấn độ để tập tu thiền, nhưng đến nơi bị muỗi đốt một đêm chịu không thấu mà phải cuốn gói về Mỹ. Như vậy chỉ vì cảm thọ khổ bị ẩn tàng trong họ không có dịp bộc phát nên họ có ảo tưởng là họ không khổ.

...
Tags: bong nguyet long songbong nguyet long song
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
» Con rắn hổ mang bành kỳ lạ
12»
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON