Bí thư Toan lấy chai rượu ra, cẩn thận sớt vào mỗi chiếc ly một chút mỏng như cái long đen, giọng lệ thuộc : – Cháu sang vừa lúc chú muốn gặp. Uy giả bộ nhướng đông lông mày rậm rạp lên hỏi : – Có chuyện gì thế ạ? – Cháu biết việc trưởng phòng kinh doanh sắp sang Toà báo khác chứ? Uy vẫn cứ ngây ngô như không hề biết có điều gì xảy ra : – Có chuyện đó hả chú, hôm nay cháu mới nghe, anh ta mà đi thì ai thay được nhỉ, anh ấy giỏi về chuyên môn lắm. – Ấy đấy, chú đang định nói với cháu về điều ấy. Theo cháu thì ai có thể thay cậu ta được? – Cháu ấy ạ, khó nghĩ quá, nhưng chú hỏi thì cháu mạnh dạn nói, nếu là Lam được thì tốt.
Ông Bí thư hoàn toàn mắc mưu và đã bị chính Uy chi phối : – Lam hả? Cũng được nhưng còn trẻ quá e khó giữ được vị trí này, sao cháu không mạnh dạn đề cử thằng Cảnh lên, nó theo cháu và là quân của cháu, thế có hơn không? Uy gần như phát điên lên vì cá đã cắn câu nhưng vẫn còn cứ giả vờ giả vịt đưa đẩy :
: – Thằng Cảnh hả chú? Ôi trời cái ông tướng đấy thì mải chơi lắm, cháu coi nó như em nhưng vẫn phải nói thật, nó hơi non về nghiệp vụ sợ có qua được cửa Công đoàn và sếp Thái không? – Quan trọng là cháu có muốn giúp nó không, nếu muốn chú có thể hợp tác cùng cháu. Uy tần ngần : – Dạ, vậy để cháu nghĩ xem ạ, nếu có chú giúp thì cháu cũng sẽ kèm cặp nó thêm. Ông Bí thư gật gù và đưa ly : – Thôi uống nốt đi cháu rồi về làm việc.
* * *
Sếp Thái không ngờ rằng ông Bí thư đã quay ngoắt lại với ông vì cái buổi viếng thăm của Cảnh. Chính sếp Thái đã trao đổi với ông Toan về việc xây dựng Lam lên làm trưởng phòng, ông Toan còn hào hứng : – Vâng, anh tính thế hợp lý, cháu Lam nó năng động, Toà báo cần người năng động và trẻ trung như nó chứ anh em mình già lạc hậu hết cả rồi. Thế mà mới chỉ qua vài hôm cái quan điểm ấy đã bị vùi lấp bởi một lần gặp gỡ, thế mới biết đồng tiền nó có sức công phá mạnh thế nào. Sếp Thái không ngờ tới và đó chính là điều làm ông và tôi hoàn toàn bị động trong buổi họp này. Cuộc họp hôm nay chỉ là màn đấu trí tiếp theo trong một loạt những ngón đòn chính trị đầy thủ đoạn của Uy và Cảnh. Bước vào cuộc họp chỉ có khoảng 10 người gồm chú Thái, Bí thư Toan, các trưởng phòng, chủ tịch Công đoàn và phó chủ tịch Công đoàn là tôi. Chú Thái yên tâm vì nội dung cuộc họp cũng có gì đâu, chỉ là bàn về tình hình công việc và công tác chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ tới, mới chỉ là bàn, chưa chỉ đích danh ai cả. Mọi chuyện rất êm thấm cho đến khi chú Thái nói : – Nếu các vị không có ý kiến gì thì cuộc họp đến đây là kết thúc, việc nhân sự còn chờ cấp trên duyệt và khi chưa có ai đi thì chúng ta chưa thể đề bạt đích danh ai được.
Lúc này Uy đưa mắt nhìn ông Bí thư, ông Toan lập tức đứng bật dậy : – Tôi có ý kiến. Sếp Thái gật đầu đồng ý. – Thưa các vị, theo tôi được biết thì trưởng phòng kinh doanh cũng sắp có quyết định về Toà báo khác, nhân cuộc họp này có lẽ chúng ta nên bàn về phương án nhân sự đi là vừa. – Tôi nói rồi mà, cứ để sau, trưởng phòng đã đi đâu mà anh vội vàng thế? – Anh ạ, cũng chẳng còn mấy thời gian, phải qua vài lần họp nữa thì mới xong, nếu mình không tiến hành nhanh thì e không kịp. – Không kịp tháng này thì tháng sau, có sao đâu. Thế ý kiến anh thế nào? – Tôi định tiến cử cậu Cảnh. Chú Thái tròn mắt nhìn ông Toan, cái nhìn của ông chứa đựng một sự bực tức lắm khiến chính ông Toan cũng phải chột dạ. Sếp Thái cáu : – Tôi phải xin ý kiến cấp trên, một phương án nhân sự bao giờ cũng phải bao gồm ít nhất 2 người trở lên để chọn lựa. – Vâng, anh muốn xin đâu cũng được nhưng phương án đầu tiên phải là Cảnh. Sếp Thái tức điên lên, trước mặt những đồng nghiệp, ông cố giữ bình tĩnh : – Tôi đã nói rồi, khi trưởng phòng cũ còn chưa đi tôi sẽ không đưa ra ai một cách cụ thể cả, đừng làm mọi chuyện thêm căng thẳng. Ông Toan vẫn cố chấp, không chịu thua : – Đề nghị các vị cho ý kiến xem thế nào? Đến lúc này phó tổng biên tập Nhâm mới lên tiếng : – Anh Thái nói đúng, các vị làm thế là không tôn trọng trưởng phòng kinh doanh, người cũ còn chưa đi mà đã vội vàng tính nước thay thế như thế là thái quá. Tôi nghĩ tất cả nên dừng ở đây bao giờ có chỉ thị từ cấp trên thì chúng ta sẽ bàn sau.
Ông Toan thấy không có đồng minh nên thôi, Uy thấy tình thế như vậy sợ cứ già néo ắt đứt dây nên lên tiếng : – Thôi, chúng ta cứ theo ý tập thể, nếu mọi người chưa muốn bàn thì để khi khác cũng được chú Toan ạ. Có lẽ kết thúc ở đây là được chú Thái ạ. Sếp Thái biết Uy đứng sau những trò này cả, một kẻ ném đá dấu tay nhưng ông vẫn ra hiệu giải tán cuộc họp. Trở về phòng, ông tức tối ném tập tài liệu xuống bàn rồi gọi cho chú Nhâm sang nói chuyện. Chú Nhâm vừa bước vào phòng đã thấy sếp mặt đỏ tía tai nói như đã nhịn từ rất lâu : – Lão ta lại nhận tiền từ thằng Uy rồi anh ạ, tôi chắc không phải là ít đâu, lão ta bán đứng mình, bán rẻ nhân cách mình rồi. Mấy hôm trước còn như đinh đóng cột với tôi thế mà, lão trở mặt nhanh quá. – Tôi cũng biết điều đó, thấy thái độ lão bênh Cảnh là tôi hiểu, anh cứ bình tĩnh thì mới giúp cháu Lam và giúp chúng ta được. – Thú thực với anh là bấy nhiêu năm cuộc đời, ngần ấy năm công tác tôi chưa bao giờ bực như lần này, cái thằng Uy này thật không phải là dễ đối phó đâu. Nó mà lên được thì anh em không có chỗ thở. – Hầu như ai cũng biết điều đó nhưng anh thấy đấy, mấy người dám đấu tranh đâu, hắn mà nói gì không khéo nhân viên răm rắp theo ấy. – Bây giờ chỉ còn có ông Chủ tịch công đoàn thôi, để xem ý ông ấy thế nào.
Hai ông già trầm ngâm ngồi đốt thuốc và nghĩ cách để đối phó với Uy, để cứu lấy tương lai Toà báo và tương lai của cả chúng tôi. Chẳng có khi nào mà cái chính lại bị o bế như bây giờ, để làm điều thiện người ta lại còn phải tính làm thế nào cho nó hợp lý.
Cuộc họp cũng ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý của tôi, đã đến nước này tôi sẽ không dừng lại nữa, tôi sẽ đấu tranh đến cùng để cho cái âm mưu thôn tính Toà báo của Uy bị phá sản. Nhiều khi nếu cứ khiêm tốn quá hoá gàn dở, cờ đến tay ai người đó phải phất. Tôi không hề thua kém Cảnh thậm chí còn hơn hẳn Cảnh vì tôi được đào tạo cơ bản và có chiều sâu, Cảnh vào đại học chủ yếu là do mẹ hắn quen biết mấy vị trong trường chứ thực lực hắn không bằng tôi vì thế tôi không việc gì phải nhường hắn để cho Uy thực hiện được mưu đồ của mình. Tôi ngồi tư lự trên sấp tài liệu, cặp kính đã bỏ xuống bàn. Nhi thấy tôi có tâm sự nên kéo ghế ngồi cạnh : – Mày mệt hả, trông uể oải lắm. – Ừ, tao thấy mệt mỏi quá, hết giờ đi với tao nhé? – Ừ, mà thôi để tối đi, đi cho lâu, mày qua đón tao nhé? – Mấy giờ? – 7 giờ nhé! – Được rồi, bye mày!
Cả ngày hôm ấy tôi vẫn chưa thoát khỏi cái cảm giác bực bội và mệt mỏi, tôi uể oải dắt xe ra ngoài cổng Toà soạn và chào ông bảo vệ với một nụ cười ỉu xìu làm ông cũng phải ngạc nhiên. Rồi như sực nhớ ra điều gì, ông trỏ tay về phía chiếc ô tô màu vàng bên kia đường : – Có cái cô nào tìm cô từ nãy, tôi bảo cô ấy vào nhưng cô ấy cứ muốn chờ ngoài đó. Tôi như bị điện giật, không tin vào mắt mình, Thuỳ đang chờ tôi ở đó. Tôi vội vàng dựng xe nhờ ông trông giùm và ào sang đường, Thuỳ thấy tôi thì hạ ngay cửa kính xuống, đôi mắt kính thời trang che mất ánh mắt nên tôi không đoán được Thuỳ đang nghĩ gì. Tôi ghếch tay lên thành xe, nhìn vào trong xe hỏi : – Cô muốn gặp tôi hả? Thuỳ nghiêng đầu cười : – Vâng ạ! Cô rảnh không? – Tôi phải hiểu câu hỏi này như một lời mời? – Có thể. – Như vậy là tôi sắp có khách hàng, cô muốn đăng tin ở mục tìm chồng hả? – Cô có thể làm được không? – Có thể chứ nhưng làm việc với tôi giá hơi cao vì hầu hết chỉ sau một tin thôi là khách hàng của tôi đã gửi thiệp cho tôi. – Nếu vậy tôi sẽ hợp tác, trước tiên đi cafe đã nhé, cất xe đi, Thuỳ chở. Tôi cười duyên và giơ tay ngoắc tay Thuỳ.
* * *
Thuỳ nhìn theo bóng Lam, cái dáng gầy gầy nhưng khoẻ mạnh. Trông Lam lúc nào cũng gọn gàng và trẻ trung trong những cái quần jean hay áo pull kẻ các màu. Cũng giống như Lam, Thuỳ đang che dấu hay cố tình che dấu một tình cảm đang lớn dần trong tim cô. Cái tình cảm mà có lúc cô đã phát hoảng khi nghĩ về nó. Cô đã lo sợ khi nghĩ đến nó, cô không muốn nuôi dưỡng nó vì cô sợ, sợ ba cô, sợ Bảo và sợ cả cho chính cô. Nó là thứ tình cảm không bình thường, cô đã trưởng thành và cô hiểu điều đó không đơn giản là một tình cảm mới lớn. Có lúc cô đã lý giải cho cái tình cảm ấy có thể là chỉ là một cơn say nắng, một cái mới lạ nhưng rồi cô hiếu cô đã lầm. Cô nhớ Lam nhiều hơn, nhớ nụ cười của Lam, nhớ cái cảm giác lúc cho tay vào túi áo Lam. Nhớ cái cách mà Lam làm cho cô cười mỗi khi cô buồn. Nhưng thú thực là cô chưa hoàn toàn chuẩn bị tâm lý để đón nhận cái tình cảm khó hiểu và trái tự nhiên này. Là một bác sỹ cô hoàn toàn hiểu đây là một tình cảm xuất phát từ con tim chứ không phải là một biểu hiện của bệnh như rất nhiều người lầm tưởng. Hiểu nhưng chấp nhận nó lại là hai mặt hoàn toàn trái ngược nhau, thật sự tâm trạng cô đang rối bời, cô đã không muốn gặp Lam nữa, không muốn để Lam ngày càng ngự trị trong trái tim cô nhưng cô không làm được, hôm nay cũng vậy, đã 3 hôm cô không gặp Lam, cô tránh Lam và viện cớ bận trực kỳ thực thì cô cũng ốm thật.
Mấy hôm nay Thuỳ nhiều việc, ăn ít, ngủ ít nên mệt quá nằm nhà, Bảo chỉ hỏi thăm qua quýt và tỏ ra quan tâm bằng cách mang đến cho cô một túi to nào sữa, nào bánh trái và hoa quả cùng vài câu thăm hỏi như đã lập trình trước, nghe trơn tru đáng sợ. Chỉ thế thôi rồi Bảo lại biến mất, cả tối chẳng một lần gọi cho Thuỳ, anh còn mải mê với các chiến hữu bên bàn bia, những vại bia vàng sóng sánh đã làm anh chết đuối, anh chết đuối mà không còn nhớ đến cô vợ tương lai đang mòn mỏi mong chờ. Thuỳ chán lắm, cái cảm giác của một người bị vứt ra bên lề đang gặm nhấm cô, cô tủi thân dấm dứt khóc. Mồm miệng Thuỳ đắng ngắt, ăn cái gì cũng như nhai rơm, cô uể oải nằm xuống giường, bỗng cô nhớ đến Lam, cô với lấy cái điện thoại định nhắn tin cho Lam thì đã thấy Lam nhắn từ lúc nào “Thuỳ này, có đói không, hôm nay còn mệt không, có muốn ăn gì không Lam chở đi?”. Môi Thùy khẽ mỉm cười, chỉ có Lam bên Thuỳ những lúc thế này, chỉ có Lam hiểu Thuỳ những lúc thế này, Thuỳ thấy mình có chút giá trị nhờ có Lam. Lam ân cần, nhẹ nhàng chiều chuộng Thuỳ. Lam chọn cho Thuỳ những món ăn nhẹ, phù hợp với cái vị giác đang tệ hại của Thuỳ. Thuỳ đắn đo không trả lời tin nhắn thì Lam tận tình mang đến tận nhà cho Thuỳ, Thuỳ giữ ý vẫn không muốn gặp Lam, Lam lại lầm lũi đặt đồ ăn xuống bàn rồi ra về, cứ thế cô lẩn tránh Lam, lẩn tránh chính mình. Nhưng đến ngày thứ 4 thì cô không chịu được, đã lái xe về đến gần nhà nhưng cô vẫn phải vòng lại để đến đây. Có những lúc Thuỳ áy náy và cắn dứt lương tâm khi nghĩ đến Bảo, có thể anh và cô không hợp nhau nhưng về mặt hình thức cả hai vẫn đang hẹn hò và có dự định tiến tới hôn nhân, cô làm thế liệu có phải là có lỗi với Bảo?.
Tối hôm qua cô và Bảo lại cãi nhau, việc cũng lại chỉ xoay quanh cái chuyện anh đi nhậu với bạn đến khuya mà quên luôn cả hẹn với Thuỳ, anh tắt máy để Thuỳ khỏi phải phiền anh mặc dù Thuỳ đang ốm. Tới khuya, anh về và gọi lại, Thuỳ tức không nghe máy, anh gọi thẳng cho ba Thuỳ, không biết anh nói gì mà ba Thuỳ cầm điện thoại sang gõ cửa phòng Thuỳ mà bảo : – Con nghe máy đi, vừa phải thôi, phụ nữ thì phải biết nhịn nhục một chút, đàn ông nó có bia rượu tí thì đã sao, nam vô tửu như kỳ vô phong mà. Thuỳ sợ ba nên đành đóng cửa và nghe điện thoại, giọng Bảo ở đầu dây nghe đã có vẻ muốn gây sự lắm rồi : – Sao em không nghe máy? – Anh còn hỏi. – Em này, em có thấy là mình quá đáng lắm không? Em còn muốn gì nữa nào, em cần gì có đấy, không thiếu thứ gì, em như một bà hoàng, người khác thấy cũng phải ghen tỵ mà còn chưa thỏa mãn sao? – Bà hoàng hả? Bà hoàng ăn diện chỉ để ngồi xem ti vi ở nhà và chờ anh thôi sao? Đến ốm bê bết nằm nhà chờ anh mà anh vẫn cứ mải mê bia rượu. – Anh có thể cho em đầy đủ nhưng em không nên có ý kiến gì về những việc riêng tư của anh, anh chỉ có nhiệm vụ mang tiền về còn em không nên cằn nhằn bất cứ điều gì cả. Em ốm thì anh cũng đã có trách nhiệm mang đầy đủ đồ ăn cho em rồi còn gì. – Đúng, anh có thể cho em nhiều thư nhưng cái em muốn nhất thì anh không cho em được, em muốn anh ở nhà vài ba tối trong một tuần. – Cái đó thì anh không đáp ứng em được, chúng ta có tối thứ 7 và chủ nhật còn chưa đủ sao? – Anh có hiểu yêu là gì không, là người ta muốn có người mình yêu 24/24 giờ đồng hồ đó.
...