5. Tuệ (sáng suốt): Ðặc tánh của tâm sở này là lựa chọn cảnh sở quán. Hoạt dụng của tuệ là dứt nghi ngờ.
Năm tâm sở trên, do mỗi tâm sở duyên mỗi cảnh riêng khác mà phát sanh, nên gọi là biệt cảnh.
Tâm sở thiện: Nói về 11 món tâm sở thiện, Duy thức tam thập tụng có bài tụng rằng:
Thiện vị: tín, tàm, qúi
Vô tham đẳng tam căn
Cần, an, bất phóng dật
Hành xả cập bất hại
(Tâm sở thiện gồm có: tin, hổ thẹn, sỉ nhục, không tham lam, không giận dữ, không si mê, siêng năng, nhẹ nhàng, không phóng dật, buông thả và không tổn hại)
Tất cả 11 tâm sở này đều có đặc tánh “hiền lành” nên gọi là tâm sở thiện.
1. Tín (tin): Ðặc tánh của tâm sở này là: với chân lý sự thật (thật) thì tin sâu, với giá trị đạo đức (đức) thì ưa muốn, với năng lực của sự thật và đạo đức (năng) thì làm cho tâm thanh tịnh. Hoạt dụng của tín là đối trị sự bất tín, và ưa thích điều thiện.
Tín có ba mặt: một là, tin vào chân lý: là tin nhận sâu sắc vào sự thật (hiện tượng) và lý thật (bản thể) của các pháp; hai là, tin vào giá trị đạo đức: là tin ưa sâu xa vào tam baûo trong ý nghĩa Phật thì chân thật, pháp thì thanh tịnh và tăng thì công đức; ba là, tin vào năng lực: là tin chịu sâu chắc vào thiện pháp thế gian có năng lực đem đến hạnh phúc thế gian và thiện pháp xuất thế gian có naêng lực đạt thành Thánh đạo xuất thế gian, mà khởi lên ý mong cầu.
Tín đối trị được cái tâm bất tín (vào thật, đức, năng) và đem lại sự ưa thích thiện pháp thế gian và sự tu chứng thiện pháp xuất thế gian. Tin sâu là vì có tâm sở thắng giải làm nhân cho tín. Ưa muốn là vì có tâm sở dục làm quả của tín. Công năng của tín là lóng trong, có thể làm cho tâm được thanh tịnh, như thủy thanh châu có công năng thanh lọc nước bẩn.
2. Tàm (hoå thẹn): Ðặc tánh của tâm sở này là nương vào sức mạnh của bản thân (tự) và đạo lý (pháp), sùng kính người hiền, coi trọng điều thiện. Hoạt dụng của tàm là đối trị tâm không biết hổ thẹn và ngăn dứt làm điều ác. Tự là tự thân, pháp là giáo pháp. Nếu tự xét “tôi là người như vậy hay sao?” và hiểu rõ “đạo lý (làm người) là thế nào?”, thì thử hỏi có dám làm điều ác?
3. Qúi (sỉ nhục): Ðặc tánh của tâm sở này là nương vào sức mạnh của thế gian để coi nhẹ người dưõ, chống cự điều xấu (khinh cự bạo ác). Hoạt dụng của qúi là đối trị tâm không biết sỉ nhục. Sức mạnh của thế gian là sự chê trách của người đời (dư luận). Khinh cự bạo ác là coi nhẹ người dữ (bạo) nên chẳng thân cận, chống cự điều xấu (ác) nên chẳng dám làm.
4. Vô tham (không tham lam): Ðặc tánh của tâm sở này là đối với sự hiện hữu (hữu) qua mọi sắc thái (của quả dị thục) mà không có cái tâm tham đắm. Hoạt dụng của vô tham là đối trị tham đắm, và ưa làm việc lành.
5. Vô sân (không giận dữ): Ðặc tánh của tâm sở này là đối với sự đau khổ qua mọi hình thức (khổ khổ, hành khổ, hoại khổ [7">) mà không có cái tâm oán giận. Hoạt dụng của vô sân là đối trị sân hận, và ưa làm việc lành.
6. Vô si (không si mê): Ðặc tánh của tâm sở này là hiểu biết rành rõ các sự lý (thế gian và xuất thế gian). Hoạt dụng của vô si là đối trị ngu si, và ưa làm việc lành.
7. Cần (= tinh tấn: siêng năng): Ðặc tánh của tâm sở này là dũng mãnh trong việc dứt các việc dữ, làm các việc lành. Hoạt dụng của cần là đối trị biếng nhác, làm tròn đủ các việc lành.
8. Khinh an (nhẹ nhàng ổn định): Ðặc tánh của tâm sở này là xa lìa những gì nặng nề bực bội, điều hòa thảnh thơi thân tâm, tức nói khả năng buông thả. Hoạt dụng của khinh an là đối trị hôn trầm (thân tâm nặng nề), và được quả chuyển y [8">. Xa lìa những gì nặng nề bực bội là khinh (nhẹ nhàng). Ðiều hòa thảnh thơi thân tâm là an (ổn định). Sở y của tâm sở này là khả năng gánh vác và nhận chịu, làm chỗ dựa cho thân tâm chuyển bỏ những gì nặng nề bực bội (tạp nhiễm) để được thảnh thơi ổn định (thanh tịnh).
9. Bất phóng dật (không phóng túng): Ðặc tánh của tâm sở này là tinh tấn để thành tựu ba thiện căn là: vô tham, vô sân và vô si, có khả năng ngăn ngừa và chế ngự tâm trong việc đoạn ác tu thiện. Hoạt dụng của bất phóng dật là đối trị tâm phóng túng để thành tựu trọn vẹn những điều thiện của thế gian và xuất thế gian. Nói tóm, tâm sở bất phóng dật là tinh tấn có được ba thiện căn, có được công năng ngăn ngừa và chế ngự. Lìa bỏ sự tinh tấn có được ba thiện căn và công năng ngăn ngừa, chế ngự đó, thì thể của bốn pháp: tinh tấn, khinh an, bất phóng dật và hành xaû, không thể thành lập.
10. Hành xả (buông thả): Tinh tấn có được ba thiện căn làm nhân tố cho tánh cách của tâm sở này, đó là tâm an trụ nơi bình đẳng, chánh trực và vô công dụng [9">. Hoạt dụng của hành xả là tâm an trụ vắng lặng và đối trị trạo cử (xao động). Chữ xaû ở đây là xả trong hành uẩn [10">, chứ chẳng phải xả trong thọ uẩn, vì vậy gọi là hành xả. Tâm an trụ nơi bình đẳng, chánh trực và vô công dụng nghĩa là khi buông xả tâm tư thì xa lìa trạng thái hôn trầm (nặng nề) và trạo cử (xao động) để có được: đầu tiên là tâm bình đẳng, kế đến là tâm chánh trực [11"> và sau cùng là tâm vô công dụng. Một pháp hành xả đây cũng tức là bốn pháp: tinh tấn, khinh an, bất phóng dật và hành xảû. Bởi lẽ, khả năng làm cho tâm an trụ vắng lặng là bốn pháp [12"> và biểu hiện cho tâm an trụ vắng lặng là tâm bình đẳng, tâm chánh trực, tâm vô công dụng.
11. Bất hại (không làm tổn hại): Ðặc tánh của tâm sở này là không làm tổn hại các loài hữu tình, vì luôn có tâm sở vô sân đi kèm. Hoạt dụng của bất hại là lòng bi mẫn, có khả năng đối trị tâm tổn hại.
Câu tụng trung nhị, đại bát, tham sân si là nói về nhiễm tâm sở (tâm sở nhiễm ô). Nhiễm tâm sở gồm có 26 loại (trong đó có 6 loại là phiền não căn bản và 20 loại là phiền não tùy thuộc). Năm thức trước chỉ có 13 loại nhiễm tâm sở, gồm có: 3 trong 6 căn bản phiền não và 10 trong 20 tùy phiền não.
Tùy phiền não: gồm có 20 loại, phân làm 3 bậc là tiểu, trung và đại.
Tiểu tùy có 10 loại là: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại và kiêu.
Trung tùy có 2 loại là: vô tàm và vô qúi.
Ðại tùy có 8 loại là: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn và bất chánh tri.
Tiểu tùy không tương ưng cùng năm thức trước, chỉ có trung tùy và đại tùy mới phụ thuộc năm thức trước. Sở dĩ gọi là tùy phieàn não vì 20 loại phiền não này tùy thuộc vào 6 loại phiền não căn bản mà sanh khởi trong phạm vi tương ưng rộng hẹp khác nhau.
Có 3 nghĩa: một là, tự loại câu khởi (mỗi loại cùng khởi); hai là, biến nhiễm nhị tánh (khắp cả hai tánh bất thiện); ba là, biến chư nhiễm tâm (khắp cả các tâm nhiễm ô). Nếu đủ cả 3 nghĩa thì gọi là đại tùy, có 1 nghĩa hay hơn thì gọi là trung tùy, không có 3 nghĩa thì gọi là tiểu tùy.
Hai tánh ở đây là bất thiện và hữu phú (nhiễm ô). Mười loại tiểu tùy, do mỗi loại riêng biệt sanh khởi, nên thiếu nghĩa tự loại câu khởi. Mười loại tiểu tùy này là bất thiện tánh, nên thiếu nghĩa biến nhiễm nhị tánh. Ðã thiếu tánh hữu phú và chẳng có nghĩa biến chư nhiễm tâm, nên gọi là tiểu tùy. Mười loại tiểu tùy này cùng thức thứ sáu tương ưng, vì vậy không giải thích ở phần này.
Năm thức trước có 10 tùy phiền não: 2 thuộc trung tùy và 8 thuộc đại tùy. Vô tàm và vô qúi là tự loại câu khởi (và có mặt trong khắp cả các tâm bất thiện), thuộc về trung tùy.
1. Vô tàm (không biết hổ với mình): Ðặc tánh của tâm sở này là chẳng đoái hoài đến bản thân (tự) và đạo lý (pháp), coi thường người hiền, chống cự điều thiện. Hoạt dụng của vô tàm là làm chướng ngại tánh xấu hổ (tàm) và sanh lớn việc xấu ác.
2. Vô qúi (không biết thẹn với người): Ðặc tánh của tâm sở này là chẳng đoái hoài đến (dư luận) thế gian, coi nặng người dữ (bạo), thỏa hiệp điều xấu (ác). Hoạt dụng của vô qúi là làm chướng ngại tánh sỉ nhục (qúi) và sanh lớn việc xấu ác.
(Tám loại phiền não sau đây thuộc về đại tùy. Các tâm sở này biến khắp các tâm sở bất thiện, phạm vi hoạt động lại rộng hơn 2 loại trung tùy, nên gọi là đại tùy)
1. Trạo cử (xao động): Ðặc tánh của tâm sở này là chẳng chịu yên tịnh khi tâm đối với cảnh. Hoạt dụng của trạo cử là làm chướng ngại hành xả và cản trở xa ma tha (tu chỉ).
2. Hôn trầm (thân tâm nặng nề): Ðặc tánh của tâm sở này là không thể gánh vác được việc gì cả (vô kham nhậm) khi tâm đối với cảnh. Hoạt dụng của hôn trầm là làm chướng ngại khinh an và cản trở tỳ bát xá na (tu quán).
3. Bất tín (không tin): Ðặc tánh của nó là với chân lý sự thật (thật) thì không tin nhận; với giá trị đạo đức (đức) thì không ưa muốn; với năng lực của sự thật và đạo đức (năng) thì (vì không tin nên) làm cho tâm nhiễm ô. Hoạt dụng của bất tín là làm chướng ngại việc tịnh tâm (tu chỉ quán) và làm chỗ nương cho giãi đãi [13">.
4. Giãi đãi (biếng nhác): Ðặc tánh của tâm sở này là biếng nhác trong việc đoạn các điều ác, tu các điều thiện. Hoạt dụng của giãi đãi là làm chướng ngại tinh tấn và tăng thêm tánh nhiễm ô.
5. Phóng dật (phóng túng): Ðặc tánh của tâm sở này là buông lung, phóng túng, chẳng thể ngăn ngừa tâm nhiễm ô, chẳng thể chế ngự (tâm ấy) cho thanh tịnh. Hoạt dụng của phóng dật là làm chướng ngại bất phóng dật và làm nền tảng cho việc thêm lên điều ác, giảm bớt điều lành.
6. Thất niệm (mất chánh niệm): Ðặc tánh của tâm sở này là không thể ghi nhớ rõ ràng cảnh sở duyên. Hoạt dụng của thất niệm là chướng ngại chánh niệm và làm điều kiện cho tán loạn sanh khởi. Bản chất của thất niệm cũng là bản chất của tâm tán loạn. Tâm sở thất niệm này có hai phần: một là, một phần nhiếp vào tâm sở niệm, nhưng là sự ghi nhớ (niệm) nào tương ưng với phiền não; hai là, một phần nhiếp vào tâm sở si, như luận Du Già nói, thất niệm là một phần của si mê, vì si mê làm cho thất niệm. Nói một cách khác, thất niệm nhiếp vào hai phần: niệm và si (= vọng niệm).
7. Tán loạn (không tập trung): Ðặc tánh của tâm sở này là làm cho tâm trôi nổi, chạy nhảy trước cảnh sở duyên. Hoạt dụng của tán loạn là làm chướng ngại chánh định và làm chỗ nương cho ác tuệ [14">, vì tán loạn làm phát sanh ác tuệ.
8. Bất chánh tri (Biết không chính xác):
Ðặc tánh của tâm sở này là hiểu biết sai lầm đối với cảnh sở quán. Hoạt dụng của bất chánh tri là làm chướng ngại sự hiểu biết chính xác (chánh tri) và làm điều kiện hủy phạm giới luật (do dễ tạo nghiệp bất thiện).
Căn bản phiền não: Tham, sân, si là 3 trong 6 căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến).
1. Tham (tham đắm): Ðặc tánh của tâm sở này là tham nhiễm, đắm trước sự tồn tại [15"> trong mọi quả báo dị thục. Hoạt dụng của tham là chướng ngại thiện căn vô tham và làm sanh khởi các khổ luân hồi.
2. Sân (nóng giận): Ðặc tánh của tâm sở này là nổi giận, ghét bỏ đối với cảnh khổ trong mọi hình thái khổ đau (khổ khổ, hành khổ, hoại khổ). Hoạt dụng của sân là chướng ngại thiện căn vô sân, làm cho thân tâm không yên ổn (vì không ưa thích nghịch cảnh) và làm chỗ nương cho ác hạnh.
3. Si (ngu si): Ðặc tánh của tâm sở này là mê muội, không nhận định rõ các sự lý (thế gian và xuất thế gian). Hoạt dụng của si là làm chướng ngại thiện căn vô si và làm điểm tựa cho mọi thứ tạp nhiễm (luôn thích ứng với phiền não và tùy phiền não [16">).
...