watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 11:23,Ngày 19/05/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 1195

Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ


» Đăng lúc: 12/03/15 17:53:42
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Ba món phiền não còn lại (mạn, nghi và ác kiến) xin xem phần chú giải về thức thứ sáu. Sở dĩ gọi các tâm sở này là phiền não căn bản là vì nó (làm cội gốc) sanh ra các chủng tử tùy miên. Tùy miên khác với phiền não, vì tùy miên là tập khí (chủng tử) của phiền não và vì tướng trạng cả hai thì trái ngược nhau: phiền não thì lộ rõ dễ thấy, tùy miên thì nhỏ nhiệm khó biết. Tùy miên và phiền não ảnh hưởng lẫn nhau mà làm cả hai thêm lớn mạnh.


Ngũ thức đồng y tịnh sắc căn


(Năm thức đều nương nơi tịnh sắc căn để có tác dụng nhận biết)


Câu tụng này nói, năm thức lấy năm căn làm chỗ sở y. Tịnh sắc căn còn gọi là thắng nghĩa căn [17">. Sở dĩ gọi như vậy là vì thể của nó chẳng phải là nhiễm pháp và tánh của nó là vô phú, vô ký. Năm thức tùy theo căn mà lập danh, gồm đủ 5 nghĩa: y, phát, thuộc, trợ và như (nương tựa, phát sanh, phụ thuộc, trợ giúp và giống như). Chữ y trong câu tụng là 1 trong 5 nghĩa trên. Nếu giải rộng ra thì gọi là thức của y căn (thức nương vào căn để hiểu biết), thức của thuộc căn (thức phụ thuộc vào căn mà thiết lập danh xưng), thức của trợ căn (thức trợ giúp cho căn hoạt động), thức của như căn (thức giống như căn tiếp nhận hình ảnh), tất cả đều là y chủ thích [18">. Thức của phát căn: căn là nơi để thức phát sanh tác dụng, là y sĩ thích.


Cửu duyên, thất, bát hảo tương lân


(Nhãn thức cần 9 duyên để sanh khởi, ba thức: tỷ, thiệt và thân chỉ cần 7 duyên, nhĩ thức chỉ cần 8 duyên, tất cả có quan hệ qua lại rất tốt)


Ðây là nói 9 duyên để năm thức có thể phát khởi phân biệt. Chín duyên là: không, minh, căn, cảnh, tác ý, phân biệt y, nhiễm tịnh y, căn bản y và chủng tử.


1. Không: là khoảng không gian cách nhau giữa căn và cảnh.
2. Minh: là ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của đèn.
3. Căn: là 5 căn làm chỗ tựa cho 5 thức (phát sanh tác dụng).
4. Cảnh: là 5 trần cảnh làm đối tượng cho 5 thức duyên theo.
5. Tác ý: đồng nghĩa với tâm sở tác ý trong 5 món biến hành.
6. Phân biệt y: là thức thứ sáu.
7. Nhiễm tịnh y: là thức thứ bảy.
8. Caên bản y: là thức thứ tám.
9. Chủng tử duyên: là chủng tử của 8 thức, mỗi mỗi đều nương chủng tử phát sanh.


Xét 9 duyên trên đối chiếu với tứ duyên thì chủng tử duyên là nhân duyên [19">, cảnh là sở duyên duyên [20">, 7 duyên còn lại là tăng thượng duyên [21">. Còn đẳng vô gián duyên [22"> là nói tám thức tâm vương, mỗi loại sanh diệt trước sau, không gián đoạn, có lực dụng năng dẫn và sở dẫn (= duy trì hiện hành và duy trì chủng tử) bằng nhau.


Câu tụng trên tuy ẩn lược, nhưng đã gồm đủ trong đó. Cho nên có bài tụng rằng:


Nhãn thức cửu duyên sanh
Nhĩ thức duy tùng bát
Tỷ, thiệt, thân tam: thất
Hậu tam: ngũ, tam, tứ.


(Nhãn thức cần 9 duyên để sanh khởi, nhĩ thức chỉ cần 8 duyên, ba thức: tỷ, thiệt và thân chỉ cần 7 duyên, thức thứ 6, 7 và 8 tương ứng cần 5, 3 và 4 duyên)


Nếu thêm đẳng vô gián duyên thì mỗi thức tăng thêm 1 duyên.


Thức thứ 6 có 5 duyên:
1. Căn duyeân: là ý căn (mạt na).
2. Cảnh duyên: là 18 giới.
3. Tác ý duyên: là tác ý trong 5 món biến hành.
4. Căn bản duyên: là thức A lại da.
5. Chủng tử duyên: là thức thứ 6 tự thân sanh chủng tử.


Thức thứ 7 có 3 duyên: 1. Chủng tử duyên: là thức thứ 7 tự thân sanh chủng tử.
2. Tác ý duyên: là tâm sở tác ý trong 5 món biến hành.
3. Căn cảnh duyên: căn và cảnh đều là thức thứ 8. Cho nên Duy thức tam thập tụng viết: y bỉ chuyển, duyeân bỉ (thức mạt na do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm tự ngã).


Thức thứ 8 có 4 duyên:
1. Căn duyên: là thức mạt na.
2. Cảnh duyên: là chủng tử, căn thân và khí thế giới.
3. Tác ý duyên: là tác ý trong 5 món biến hành.
4. Chủng tử duyên: là thức thứ 8 tự thân sanh chủng tử.


Ðẳng vô gián duyên nghĩa là mỗi thức sau khi diệt, liền mở hay đóng cảnh giới của mỗi thức, dẫn dắt niệm sau sanh khởi, khoảng giữa (2 niệm) không có gián đoạn. Nếu thêm đẳng vô gián duyên thì nhãn thức có 10 duyên; nhĩ thức có 9 duyên; tỷ, thiệt, thân thức có 8 duyên; ý thức có 6 duyên; mạt na thức có 4 duyên; A lại da thức có 5 duyên.


Vì sao các thức phải mượn duyên mới phát sanh được? Vì các thức là hữu vi pháp nên phải mượn nhân gá duyên, thiếu duyên thì không phát sanh được. Thức nào nhiều duyên thì (hoạt động) ngắn ngủi, ít duyên thì (hoạt động) dài lâu. Câu tụng trên ẩn lược 3 thức sau, vì không nói đủ các duyên.


Hợp tam, ly nhị, quán trần thế


(Trong việc quán sát trần thế, tỷ thức, thiệt thức và thân thức phải tiếp xúc với trần cảnh, còn nhãn thức và nhĩ thức thì cần có không gian chia cách giữa căn và cảnh)


Câu tụng này nói nhãn thức và nhĩ thức phải cách hở (ly) trần cảnh mới tiếp nhận được cảnh; còn tỷ thức, thiệt thức và thân thức phải chung đụng (hợp) trần cảnh mới tiếp nhận được cảnh. Quán, là quán sát, là kiến phần năng duyên [23">, đó là 5 thức trước và các tâm sở. Trần thế, là tướng phần sở duyên [24">, đó là 5 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc.


Ngu giả nan phân thức dữ căn


(Hàng tiểu thừa và người thường khó mà có sự hiểu biết chân xác về thức và căn)


Câu tụng này nói hàng tiểu thừa thanh văn và người thường chấp pháp nên chẳng biết rằng căn và thức, mỗi cái có chủng tử và hiện hành, rằng căn và thức có sự hổ tương sanh khởi. Chủng tử và hiện hành của căn chỉ có thể hướng dẫn chủng tử và hiện hành của thức, cho nên nói căn là duyên tố sanh ra thức. Căn không thể là nhân tố sanh ra thức được, vì thức tự nó có chủng tử năng sanh (sanh ra hiện hành). Hàng tiểu thừa trí thiển tâm thô, chưa dứt trừ sở tri chướng [25">, đối với các pháp chưa hiểu rõ tường tận cho nên chưa tin được giáo lý Duy thức của đại thừa.


Biến tướng quán không duy hậu đắc


(Chỉ có hậu đắc trí mới chuyển đổi tướng phần sở duyên thành kiến phần năng duyên để tiếp cận với chân như)


Năm thức này (ở giai đoạn phàm phu) biết rõ thế tục (thấy có) và thấy không [26">. Biến, là chuyển đổi. Tướng, là tướng phần. Quán, là kiến phần năng duyên. Không, là chân như sở duyên. Duy hậu đắc (chỉ có trí hậu đắc [27">), là chẳng phải trí căn bản [28">, vì 5 thức này dựa vào sắc căn (5 năm) mà sanh khởi. Trí hậu đắc (của 5 thức này) không thể trực tiếp duyên chân như [29">. Trí hậu đắc là trí còn có phân biệt, so lường, tính toán nên không thể trực tiếp duyên với lý vô phân biệt. Không, là thật tánh Duy thức [30">.


Quả trung du tự bất thuyên chân


(Ở ngay nơi quả Thánh cũng không thể nói là năm thức trước trực tiếp duyên được chân như)


Là nói về 5 thức trở thành vô lậu (vô lậu ngũ thức). Không phải trong lúc tu nhân chẳng thể nói chân, mà ở ngay nơi quả vị (vô lậu) cũng không thể trực tiếp duyên được chân như. Năm thức này dựa vào sắc căn, có sự phân biệt, cho nên không thể trực tiếp duyên được chân như. Sở dĩ gọi là trí hậu đắc, vì nó sanh sau trí căn bản. Ngoại đạo chấp rằng, 5 thức trước không có trí căn bản thì làm sao có trí hậu đắc được. Câu trả lời là, trí căn bản và trí hậu đắc đều là trí (vô phân biệt [31">) cả và cùng thông đạt sự (lý).


Theo ngài An Huệ [32">, 5 thức này sau khi tu nhân rồi trở thành (5 thức ) vô lậu, thì bản thân 5 thức này sẽ tự chuyển đổi tướng phần của chúng để duyên với chân như. Kieán phần và tướng phần (của tâm thức) thuộc biến keá chấp tánh [33">. Tự chứng phần [34"> thuộc y tha khởi tánh [35">. Ðến quả vị Phật tức là đạt đến tự chứng phần, thì 5 thức trước trực tiếp duyên được chân như, do không còn kiến phần và tướng phần thuộc biến kế chấp tánh nữa. Cho nên ngài Hộ Pháp luận sư [36"> dùng câu này để phá chấp của các luận sư khác.


Viên minh sơ phát thành vô lậu
Tam loại phân thân tức khổ luân


(Thức thức tám vừa chuyển thành Ðại viên cảnh trí thì năm thức trước cũng thành vô lậu, nghĩa là thành tựu Thành sở tác trí. Bấy giờ, năm thức này có công dụng hóa hiện 3 loại thân để hóa độ và dứt trừ cái khổ luân hồi cho chúng sanh)


Khi nhân tu trọn vẹn, thành tựu quả vị Phật, thì 5 thức trước tương ưng với (đặc tánh của một trong tứ trí) tâm phẩm, tức thành tựu Thành sở tác trí. Bấy giờ 5 thức này có công dụng hóa hiện ra 3 loại thân để hóa độ và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh. Nói cách khác, nơi quả vị Phật, thức thứ tám, vốn tương ưng với các tâm sở, chuyển từ Vô lậu bạch tịnh thức thành Ðại viên cảnh trí. Sơ phát, là bỗng chốc hiện tiền. Thành vô lậu, nghĩa là khi thức thứ tám (viên minh) vừa chuyển (sơ phát) thành Ðại viên cảnh trí, thì 5 thức trước cũng thành vô lậu. Tam loại phân thân, nghĩa là khi tâm sở của 5 thức chuyển thành Thành sở tác trí, thì trí đó có công năng hóa hiện 3 loại hóa thân. Ba loại hóa thân này thuộc hóa thân, 1 trong 3 thân: pháp thân, báo thân và hóa thân. Các hóa thân này bao trùm các căn cơ, ưu liệt chẳng đồng.


Ba loại hóa thân là:
1. Ðại hóa thân: cũng gọi là Thắng ứng thân. Thân này cao 1 ngàn trượng, để giáo hóa hàng bồ tát đại thừa gia hạnh vị [37">.
2. Tiểu hóa thân: tức là Liệt ứng thân [38">. Thân này cao 1 trượng 6, để giáo hóa hàng bồ tát đại thừa 3 tư lương vị [39">.
3. Tùy loại hóa thân: Thân này biểu hiện theo thân của 6 loại chúng sanh, bao gồm tam thừa và lục thú.
Ðại viên cảnh trí, Diệu quán sát trí, Bình đẳng tánh trí và Thành sở tác trí là tứ trí tâm phẩm mà tổng nhiếp hết tất cả công đức hữu vi vào Phật địa. Ðây là một sự chuyển hóa các thức hữu lậu là thức thứ 8, thức thứ 7, thức thứ 6 và 5 thức trước, tương ứng đặc tánh của mỗi thức, theo thứ tự mà được 4 trí. Trí tuy chẳng phải thức, nhưng y thức chuyển (bỏ 2 trọng chướng là phiền não chướng và sở tri chướng) mà có. Thức làm chủ, cho nên nói do thức chuyển mà được 4 trí. Ở địa vị hữu lậu thì trí yếu, thức mạnh. Trong địa vị vô lậu thì trí mạnh, thức yếu. Vì khuyên



hữu tình nương nơi trí mà buông bỏ thức, nên nói chuyển 8 thức để được 4 trí, mà thuật ngữ thường gọi là “chuyển thức”.



Chương 2: THỨC THỨ SÁU


Tam tánh, tam lượng, thông tam cảnh


(Thức thứ sáu có đủ 3 tánh, 3 lượng và 3 cảnh)


Câu tụng này nói về thức thứ sáu. Thức thứ sáu đủ cả 3 tánh, 3 lượng và 3 cảnh. Ba tánh là: thiện, bất thiện và vô ký. Thiện mang ý nghĩa thuận ích: thuận theo lý lẽ chân chánh và lợi ích cho mình người. Bất thiện mang ý nghĩa nghịch tổn: nghịch với lý lẽ chân chánh và tổn hại cho mình người. Vô ký là đối với điều thiện và điều ác không thể ghi nhớ, phân biệt (là thiện hay ác).


Sau đây laáy nghĩa thuận nghịch và tổn ích để giải thích 3 tánh. Thuận ích 2 đời gọi là thiện tánh. Nghịch tổn 2 đời gọi là bất thiện tánh. Ðối với quả (dị thục) có ái dục [40"> và không có ái dục mà chẳng thể ghi nhận và phân bieät, gọi là vô ký tánh. Nói cách khác, tự thể (= sinh thể) và quả (= dị thục của sinh thể đó), cả hai đều có sự lưu luyến (ái) và thỏa thích (lạc), gọi là thiện tánh. Ngược với thiện tánh là bất thiện tánh (= phi ái lạc). Không có ái lạc (không có ưa thích) và không có phi ái lạc (không có ghét bỏ), chẳng thể ghi nhận và phân biệt, gọi là vô ký.


Ngoài ra, có thể lấy 3 đời hữu lậu và vô lậu để giải thích 3 tánh. Ba lượng là hiện lượng, tỷ lượng và phi lượng. Hiện lượng đã giải, xin xem chương trước. Ðây chỉ giải tỷ lượng và phi lượng. Tỷ lượng là hình thái nhận thức có tính so sánh, suy đoán một cách chính xác về cảnh (, do ý thức y cứ vào cảnh đã biết). Phi lượng là hình thái nhận thức mà về tình cảm thì có, về lý trí thì không, do đó khi so sánh, suy đoán về cảnh có sự sai lầm.

...
Tags: bat thuc qui cu tung trang chubat thuc qui cu tung trang chu
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Ảo hóa
» Bàn về tư tưởng Phật Học
» Bất hiếu dọa làm heo
» Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ
» Con rắn hổ mang bành kỳ lạ
» Hối lỗi thoát khổ
12»
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON