watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 21:49,Ngày 23/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 1207

Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ


» Đăng lúc: 12/03/15 17:53:42
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Hạng hữu tình không có chủng tánh giác ngộ thì không thể nhận thức cùng tột căn để của thức A đà na, nên nói là rất sâu (= thậm thâm). Hàng nhị thừa dấn thân đi tới niết bàn thì không thể thông đạt thắng nghĩa của thức A đà na, nên nói là vi tế. Ðây là nói chủng tử chân thật (= chủng tử ở trong [62">) có năng tánh tiếp nhận huân tập (= thọ huân) hết thảy các pháp tạp nhiễm, nếu có duyên tố tác động thì phát sanh các chuyển thức khác (= thức thọ dụng, là 6 thức trước, thọ dụng quả báo khổ vui), ví như (có đủ duyên tố làm cho) nhiều cơn sóng (= chuyển thức) nổi lên, nhưng bản thân dòng nước (= thức A đà na) vẫn chảy mãi, không đứt không hết, nên nói như dòng nước chảy mạnh (= bộc lưu). Vì sợ kẻ phàm ngu (= phàm phu và nhị thừa) đối với thức này khởi tâm phân biệt, chấp làm tự ngã mà đọa vào các đường ác hay chướng ngại sự sanh Thánh đạo, cho nên đức Thế tôn không giảng nói thức này cho họ. Duy có hàng bồ tát đại thừa thì Thế tôn mới vì họ mà khai thị thức này.


Bài tụng này cũng chứng minh nghĩa trì chủng tâm. Sáu chuyển thức trước (và thức mạt na được ẩn lược) không có nghĩa trì chủng tâm.


d. Trong kinh Lăng già có bài tụng rằng:


Như hải ngộ thuận phong
Khởi chủng chủng ba lãng
Hiện tiền tác dụng chuyển
Vô hữu gián đoạn thời.
Tàng thức hải diệc nhiên
Cảnh giới phong sở kích
Dẫn khởi chư thức lãng
Hiện tiền tác dụng chuyển.


(Như biển gặp duyên gió mà khởi ra đủ thứ sóng mòi, ngay trước mắt thấy tác dụng chuyển động không có lúc nào gián đoạn của sóng mòi. Biển tàng thức cũng vậy, bị gió cảnh giới kích động nên lúc nào cũng sanh khởi các sóng thức mà hiện tiền thấy chúng có tác dụng chuyển biến liên tục.)


Bài tụng này nói về đặc tánh của thức thứ tám; các chuyển thức khác không có đặc tánh này. Thức thứ tám là biển tàng thức, và biển tàng thức đó hằng khởi các sóng thức (6 thức trước) triển chuyển sanh diệt, liên tục không dứt.


Trên đây đã dẫn chứng 4 bài tụng của kinh luận đại thừa để giải thích nghĩa trì chủng tâm của bài tụng Thập chứng.


Kinh A cấp ma (= A hàm) của Ðại chúng bộ đã dùng mật ý mà nói A lại da với cái tên thức căn bản, do vì A lại da là sở y cho các chuyển thức.


Kinh điển Thượng tọa bộ và luận Phân biệt đều có mật ý gọi thức này là thức hữu phần. Hữu, là tam hữu (3 cõi). Phần, là nghĩa nhân tố. Chỉ có thức thứ tám hằng biến 3 cõi và làm nhân tố (= thức thực) cho hữu tình đã sanh ra trong 3 cõi.


Hóa địa bộ đã dùng mật ý mà nói A lại da là cái uẩn cùng tận sanh tử [63">, bởi vì lìa A lại da thì không có uẩn pháp nào riêng khác mà có thể đi đến tận cùng ngằn mé sanh tử, không lúc nào gián đoạn.


Kinh Tăng nhất a hàm của Thuyết nhất thiết hữu bộ cũng mật ý nói thức thứ tám là A lại da, như nói chúng sanh yêu A lại da, thích A lại da, ưa A lại da, khoái A lại da. Do trong giáo nghĩa của Nhất thiết hữu bộ có cái tên A lại da, nên khẳng định là thức thứ tám.


Trên đây đã dẫn ra 4 giáo nghĩa của các bộ phái tiểu thừa để chứng minh có thức thứ tám. Thế nhưng các bộ phái tiểu thừa vẫn chấp chặc rằng chỉ có 6 thức trước thôi (và cho 6 thức trước là sở huân).


Khế kinh có nói, nơi thâu giữ và phát sanh chủng tử của các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh là tâm. Thức là dị danh của tâm. Nếu không có thức thứ tám thì cái tâm duy trì chủng tử kia cũng không có. Các chuyển thức có sự gián đoạn khi ở Diệt tận định, bởi vì các chuyển thức có căn sở y, cảnh sở duyên và tác ý riêng biệt (nên không đồng thời sanh khởi và tương ưng, do đó không có tánh chất năng huân và sở huân), có tâm sở thiện và nhóm loại khác nhau (thích ứng và hiện hành, nhưng trong diệt định lại không có sự thích ứng và hiện hành ấy). Tóm lại, các chuyển thức (mà cho là tâm) đều dễ sanh khởi, dễ biến mất, không kiên trụ, không có năng tánh huân tập và duy trì chủng tử, (nên chẳng phải là cái tâm thâu giữ và phát sanh chủng tử của các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh). Chỉ có thức thứ tám với đặc tánh đồng nhất, thường hằng, không gián đoạn, kiên trụ, tiếp nhận huân tập (, như mè ướp hoa, mè với hoa cùng sanh cùng diệt, rồi mè thành ra có cái hơi thơm của hoa,) mới thích ứng với chữ tâm của khế kinh. Ðây là chứng minh thức thứ tám là tâm, phù hợp với trì chủng tâm trong câu đầu của thập chứng tụng.


2. Tâm dị thục:


Khế kinh lại nói, có tâm dị thục là do nghiệp hoặc thiện ác cảm ứng. Nếu không có thức thứ tám thì tâm dị thục không thể có. Chỉ có cái tâm chân dị thục đáp ứng sự lôi kéo của dẫn nghiệp đi khắp (3 cõi) không có gián đoạn. Tâm dị thục, là thức thứ tám. Chữ tâm trong câu tụng đầu thông nghĩa 4 chữ trì chủng, dị thục.


Trên đây đã giải thích xong nghĩa câu thứ nhất của Thập chứng tụng.


3. Thú và sanh:


Khế kinh lại nói, hữu tình lưu chuyển trong 5 thú hướng, 4 sanh loài. Nếu không có thức này thì thể của thú và sanh ấy không thể có được. Hội đủ 4 nghĩa: thật coù, thường hằng, biến khắp, không tạp loạn, thì mới có thể gọi là thể của thú và sanh chân thật và chính xác. Những thứ chiêu cảm bởi nghiệp của 5 thức trước đều không biến khắp các thú và sanh, vì trong cõi Vô sắc hoàn toàn không có 5 thức trước. Những thứ chiêu cảm bởi nghiệp của ý thức tuy biến khắp các thuù và sanh, nhưng không hằng hữu. Chỉ có tâm dị thục cùng với tâm sở của nó là thật có, thường hằng, biến khaép, không tạp loạn. Chánh thật thú và sanh vốn chỉ là tâm dị thục và tâm sở của nó. Và như vậy, nếu tách rời thức thứ tám, thì thú và sanh theo lẽ bất thành. Ðây là giải thích 2 chữ thú sanh để chứng minh thức thứ tám là thể của thú và sanh.


4. Chấp thọ thức:


Lại nữa, khế kinh nói, có cái căn thân hữu sắc là có sự chấp thọ sắc căn. Nếu không có thức thứ tám thì sự chấp thọ sắc căn không thể có được. Ở đây, chỉ có tâm dị thục mới là cái tâm có thể chấp thọ (sắc căn hữu lậu). Những thức khác, như nhãn thức v.v…, không có nghĩa chấp thọ sắc căn (, vì chúng đều có cái căn sở y khác nhau, đều không kiên trụ, mà các sắc căn thì không thể tách rời với tâm).


5. Thọ, noãn, thức:


Lại nữa, khế kinh nói, thọ, noãn và thức, ba cái này nương tựa và duy trì lẫn nhau để có thể cùng tồn tại liên tục tiếp nối. Nếu cho là không có thức thứ tám, thì không một thức nào khác có thể duy trì sự tồn tại dài lâu của thọ và noãn (= thọ mạng và hơi ấm). Bởi vì, như âm thanh, gió v.v… không có cái dụng thường xuyên duy trì (, nghĩa là lúc có lúc không); cũng vậy, các chuyển thức có gián đoạn, có chuyển biến, không có cái dụng thường xuyên duy trì thọ và noãn, nên không thể xác lập là thức duy trì thọ và noãn. Chỉ thức dị thục mới có cái dụng thường xuyên duy trì thọ và noãn, nên được xác lập là thức duy trì thọ và noãn. Ðoạn này giải thích nghĩa của chữ thức. Chữ thức này bao gồm các chữ đứng trước: thức thể của thú sanh, thức chấp thọ hữu sắc căn thân, thức duy trì thọ noãn. Ðến đây đã



giải thích xong câu: Thú sanh, hữu, thọ thức.


Sau đây giải thích câu tụng: sanh tử, duyên, y thực.


6. Tâm sanh tử:


Lại nữa, khế kinh nói, hết thảy loài hữu tình khi thọ sanh, khi mạng chung, nhất định ở trong trạng huống tán tâm, không phải là trạng huống vô tâm định. Nếu không có thức thứ tám, thì khi sanh, khi tử, cái tâm tán loạn kia cũng phải không có. Bởi vì, khi sanh, khi tử thân tâm mờ mịt như giấc ngủ không chiêm bao, hay như khi bị mê ngất, (bấy giờ) ý thức sáng suốt chắc chắn không hiện khởi. Ở trạng huống vô tâm (như khi ngủ say không chiêm bao, khi hôn mê cực điểm) thì hành tướng và sở duyên của sáu chuyển thức không được nhận biết (, nghĩa là ý thức không hoạt động). Trường hợp khi thọ sanh hay mạng chung phải có cái tâm tán loạn, còn gọi là tâm sanh tử. Có bộ phái chấp rằng, ở trạng huống khi sanh, khi tử, có một loại ý thức vi tế mà hành tướng và sở duyên của nó không thể biết rõ; nên biết loại ý thức vi tế đó là thức thứ tám. Lại nữa, khi sắp chết thì tùy nghiệp thiện hay nghiệp ác đã làm mà nơi thân thể, hoặc bắt đầu từ dưới trở lên, hoặc bắt đầu từ trên sắp xuống, dần dần phát lạnh. Nếu không có thức thứ tám thì sự thể như vậy không thể có được. Các chuyển thức thì không thể chấp thọ căn thân. Ở đây chứng minh có cái tâm khi sanh, khi tử, tâm đó là thức thứ tám.


7. Thức duyên danh sắc:


Lại nữa, khế kinh nói, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức. Hai pháp như vậy lần lượt nương tựa vào nhau, y như bó lau tựa nhau mà đứng. Nếu không có thức thứ tám này thì tự thể của thức (trong thức duyên danh sắc) không thể có được. Vả lại, hoạt động của các chuyển thức có tánh gián đoạn nên không đủ năng lực thường xuyên duy trì danh sắc, thì làm sao nói chúng thường xuyên làm duyên cho danh sắc. Cho nên, thức trong thức duyên danh sắc, rõ ràng là thứ thứ tám. Ðây là giải thích chữ duyên trong bài tụng Thập chứng.


8. Thức thực:


Lại nữa, khế kinh nói, tất cả hữu tình đều nương vào ăn mà tồn tại. Nếu không có thức thứ tám thì thể của thức thực không thể có được. Do đây biết chắc rằng ngoài các chuyển thức còn có thức dị thục, là thức thường hằng, biến khắp, có khả năng duy trì thân mạng không cho hoại dứt. Nương theo lẽ đó, đức Thế tôn nói, tất cả hữu tình đều nương vào ăn mà tồn tại. Nên biết chỉ có thức dị thục là có tánh chất ăn hơn hết (trong 4 cách ăn: đoàn thực, xúc thực, tư thực và thức thực). Thức thực đó chính là thức thứ tám.


Câu thứ ba, sanh tử, duyên, y thực, của bài tụng Thập chứng đã giải thích xong.


9. Diệt tận định tâm:


Lại nữa, khế kinh nói, người trụ diệt định thì thân hành, ngữ hành và tâm hành đều diệt, nhưng mạng sống và hơi ấm vẫn còn, căn không biến hoại, thức không rời thân. Nếu không có thức thứ tám thì sự thể thức không rời thân của người trụ diệt định không thể có được. Nhãn thức v.v… có hành tướng thô động, vì vậy đối với cảnh sở duyên ý thức phải chủ phát mọi phân biệt lao nhọc. Do nhàm chán sự phân biệt lao nhọc của ý thức kia mà người tu diệt định tạm thời mong cầu đình chỉ nó, rồi dần dần chế phục, cho đến khi diệt hẳn ý thức. Căn cứ trạng huống không có ý thức mà xác lập người trụ diệt định. Cho nên, trong định này, 6 thức đều diệt. Nếu không thừa nhận tồn tại một loại thức vi tế, thường hằng, biến khắp, có khả năng duy trì mạng sống và hơi ấm, thì căn cứ vào đâu mà nói thức không rời thân. Nếu hoàn toàn không có thức nào cả thì đồng với ngói đá, mà ngói đá thì không có tình thức. Từ lý lẽ này mà biết người trụ diệt định bắt buộc phải có thức (dị thục). Cái thức không rời thân ở Vô tưởng định, Vô tưởng thiên, căn cứ theo đây mà biết. Ðây là đã giải thích 3 chữ diệt định tâm.


10. Nhiễm tịnh tâm:


Lại nữa, khế kinh nói, tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh. Nếu không có thức thứ tám thì tâm tạp nhiễm, tâm thanh tịnh kia không có. Các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh lấy tâm làm căn bản, nhân nơi tâm mà sanh, nương nơi tâm mà trụ. Ðây là giải thích 3 chữ tâm nhiễm tịnh. Chữ tâm đứng giữa câu tụng thứ tư dùng chung cho 2 chữ trước: diệt định và 2 chữ sau: nhiễm tịnh.

...
Tags: bat thuc qui cu tung trang chubat thuc qui cu tung trang chu
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Bất hiếu dọa làm heo
» Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Chuyện người Mẹ điên
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
12»
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON