watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 22:28,Ngày 23/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 1210

Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ


» Đăng lúc: 12/03/15 17:53:42
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Nói tóm, thức thứ bảy thành được vô lậu toàn là nhờ thức thứ sáu tu chỉ quán để đối trị sự chướng ngại của hoặc tạp nhiễm (= ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái) và chứng được sự thanh tịnh của ý lạc tăng thượng [56">.


Vô công dụng hạnh ngã hằng tồi


(Ðến địa thứ tám, địa mà đã được vô công dụng hạnh, thì ngã chấp của thức thứ bảy mới được phá trừ)


Từ địa thứ tám trở về trước, thức thứ bảy vẫn còn chấp pháp, nhưng chấp ngã đã có lúc gián đoạn. Ðó là do thứ thứ sáu không thường xuyên an trú nơi chỉ quán về ngã không và pháp không. Ðến địa thứ tám, gọi là Bất động địa, (vì đã được vô công dụng đối với vô tướng và trong các tướng thì không còn bị phiền não hiện hành làm xao động), thì chủng tử ngã chấp của thức thứ bảy mới bị đoạn trừ, nhưng chủng tử pháp chấp vẫn còn sanh khởi có gián đoạn. Ðó là do thức thứ sáu thường an trú nơi chỉ quán về ngã không. Vì sao chẳng đoạn được chủng tử pháp chấp? Vì chủng tử pháp chấp không làm chướng ngại nhân tố (và duyên tố nội tại mà các pháp sanh, các pháp thành, các pháp sanh thành rồi tác dụng), là luôn thích ứng với triền miên [57">, nhaäm vận [58"> sanh khởi, thể (của nó vô tướng rất) vi tế, tánh hữu phú (nên ô nhiễm) vậy.


Như lai hiện khởi tha thọ dụng
Thập địa bồ tát sở bị cơ


(Khi thức thứ bảy chuyển thành Bình đẳng tánh trí thì có năng lực hóa hiện tha thọ dụng thân, như đức Như lai hóa hiện tha thọ dụng thân để giáo hóa cho các hàng bồ tát Thập địa)


Khi thức thứ bảy trở thành vô lậu thì tương ưng với Bình đẳng tánh trí. Ở quả vị Phật, Bình đẳng tánh trí có năng lực hóa hiện ra 10 loại thân tha thọ dụng. tức năng lực giáo hóa của Phật, và đối tượng được giáo hóa ở đây là bồ tát thập địa. Bình đẳng tánh trí có năng lực hiện khởi tha thọ dụng thân là dựa vào nghĩa thù thắng (so với 3 trí kia) mà nói như vậy, kỳ thật bốn trí đều có năng lực hiện khởi tha thọ dụng thân.


Chương 4: THỨC THỨ TÁM



Tánh duy vô phú, ngũ biến hành


(Thức thứ tám mang tánh chất vô phú vô ký, và tương ưng với 5 tâm sở Biến hành)


Câu tụng này nói về thức thứ tám. Trong 4 tánh: thiện, bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký, thức thứ tám thuộc vô phú vô ký, vì thức này không mang tánh ô nhiễm (nên gọi là vô phú), vì thức này là sở y cho thanh tịnh và tạp nhiễm một cách bình đẳng không chống trái nhau (nên gọi là vô ký), vì thức này có cái năng tánh tiếp nhận huân tập (, tức nói khả năng tiếp nhận các pháp tạp nhiễm huân tập rồi làm nhân sanh ra các pháp ấy).


Khi duyên cảnh, thức này cùng tương ưng với 5 tâm sở biến hành: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư; nhưng không tương ưng với các tâm sở khác. Vì sao? Tánh chất vô ký (trung tánh) là không phải thiện, không phải ác. Không phải thiện nên thức này không cùng tương ưng với tâm sở thiện, và không phải ác nên thức này không cùng tương ưng với tâm sở ác.


Giới địa tùy tha nghiệp lực sanh


(Thức thứ tám tùy theo nghiệp lực thiện hay ác mà biểu hieän ở trong 3 cõi, 9 địa)


Thức thứ tám chuyển hiện trong 3 cõi, 9 địa, 5 đường, tùy theo sức của nghiệp thiện hay ác mà chiêu cảm quả báo dị thục. Thức thứ tám với đặc tánh làm chủ thể tham dự vào tổng báo và bao quát tất cả tự thể ([sanh mạng"> khác nhau) trong 3 cõi, mọi đường lành đường dữ. Ðặc tánh làm chủ thể như vậy có 4 nghĩa: một là, thức thứ tám là căn bản của các pháp hiện hữu, nói khác, nó vừa là chất liệu, vừa là tổ hợp cho tất cả tự thể và môi trường trong đó tự thể tồn tại; hai là, thức thứ tám mang đặc tánh hằng chuyển, nghĩa là từ vô thỉ nó thuần nhất [59"> liên tục tiếp nối thường hằng không gián đoạn; ba là, thức thứ tám không mang tánh ô nhiễm nên là vô phú, do vì không bị trùm kín bởi khách trần phiền não ý địa; bốn là, thức thứ tám được gọi là thức dị thục (= nghiệp thức), vì nó đưa đến kết quả đã thành thục của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, mọi đường lành đường dữ và trong các sanh loại khác nhau.


Trong tám thức, chỉ có thức thứ tám là hoàn toàn do nghiệp lực huân tập. Thức thứ bảy trái lại hoàn toàn không do nghiệp lực huân tập (, vì nó luôn luôn bám sát A lại da và vin chấp A lại da làm tự ngã = y bỉ chuyển, duyên bỉ). Sáu thức trước thì có một phần do nghiệp lực huân tập và một phần không do nghiệp lực huân tập. Ðây là nói về sự huân tập của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện (qua 8 thức tâm vương).


Tánh chất vô ký của thức thứ tám được ví như cục đất khô không thể nắn thành viên, do đó phải cần có nước, keo v.v… hòa trộn với đất khô mới nắn thành vật được. Cũng vậy, dưới tác động trực tiếp của nghiệp lực thiện ác (dụ cho nước, keo) mà thức thứ tám có thể dẫn ra hiện hành của nó để tham dự vào 3 cõi và 9 địa. Cây, đá v.v… tự nó không thể thành đồ vật mà không cần lực tác động, cũng vậy, thức thứ tám không thể tự chuyển hiện và tham dự vào giới, địa mà không tùy thuộc vào sức mạnh huân tập của nghiệp thiện, ác.


Nhị thừa bất liễu nhân mê chấp


(Hàng nhị thừa do không hiểu rõ về thức A lại da nên mê chấp cho rằng không có thức A lại da)


Thức thứ tám rất vi tế, khó nhận biết, cho nên hàng nhị thừa thanh văn (hiểu sai về các pháp sở tri,) không tin có thức này, chỉ chấp nhận 6 thức trước có khả năng thọ huân và duy trì chủng tử [60">. Ðó là do hàng nhị thừa tâm trí cạn cợt mà có ra sự mê chấp như vậy.


Do thử năng hưng luận chủ tranh


(Bởi vậy mới có sự việc tranh luận về thức thứ tám giữa các luận sư đại thừa và luận sư tiểu thừa)


Do hàng nhị thừa không hiểu, cho rằng không có thức thứ tám, cho nên các luận sư đại thừa viện dẫn 3 kinh, 4 tụng, 5 giáo, 10 lý để chứng minh rằng có thức thứ tám.


Kinh A tỳ đạt ma, kinh Giải thâm mật và kinh Lăng già là 3 bộ kinh đại thừa mà tiểu thừa bộ phái không chấp nhận.


Ðại chúng bộ có kinh A cấp ma, Thượng tọa bộ có luận Phân biệt, Hóa địa bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ có kinh Tăng nhất. Ba kinh luận này được 4 bộ phái tiểu thừa và đại thừa chấp nhận.


Bài tụng Thập chứng sau đây nêu ra 10 đặc tánh chứng minh sự hiện hữu của thức thứ tám:
Trì chủng, dị thục tâm
Thú sanh, hữu, thọ thức
Sanh tử, duyên, y thực
Diệt định tâm, nhiễm tịnh.


(Thức thứ tám là thức chủng tử có công năng duy trì chủng tử, là thức (tâm) dị thục vì là đưa đến kết quả đã chín muồi (thục) của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, mọi đường lành đường dữ và trong các sanh loại khác nhau. Ðã kiết sanh liên tục rồi thì chính thức dị thục chấp thọ sắc căn và sở y của các sắc căn (= chấp thọ thân thể và thế giới của thân thể). A lại da có đặc tánh làm nhân trong sự kết sanh liên tục (sanh) nên gọi là thức chủng tử. A lại da có đặc tánh làm quả trong sự lãnh thọ quả dị thục sau khi chết (tử) nên gọi là thức dị thục. A lại da làm nhân duyên cho các pháp sanh khởi nên gọi là thức nhân duyên. A lại da làm thức thực cho hữu tình sanh ra trong ba cõi, tức nói sự duy trì căn thân của thức dị thục. Nhập diệt tận định thì thức dị thục vẫn không rời thân, vì không do đối trị thức ấy mà có diệt định. Tách rời thức chủng tử dị thục thì phiền não tạp nhiễm và sự thanh tịnh của thế gian và xuất thế gian bất thành, nói khác, A lại da với tánh vô ký làm sở y cho thanh tịnh và tạp nhiễm một cách bình đẳng)


Bài tụng treân gồm đủ 10 nghĩa sau đây:


1. Trì chủng tâm:


a. Như kinh Ðại thừa A tỳ đạt ma cũng có bài chỉnh cú sau đây:


Vô thỉ thời lai giới
Nhất thiết



pháp đẳng y
Do thử hữu chư thú
Cập niết bàn đắc chứng.


(Giới [= thức chủng tử">, từ vô thỉ đến nay, là sở y của hết thảy pháp. Do đó mà có sự luân hồi trong mọi đường lành đường dữ và có sự chứng đắc quả niết bàn.)


Bài tụng này nói về tự tánh vi tế của thức thứ tám. Ngang qua tác dụng của thức này mà có thể hiển thị được tự tánh của nó. Hai câu đầu của bài tụng cho thấy tác dụng nhân duyên của thức thứ tám. Hai câu sau là nói tác dụng nương tựa và duy trì (y trì) của thọ, noãn, thức (thứ tám) trong sự lưu chuyển và hoàn diệt. Vô thỉ thời lai giới (giới từ vô thỉ lại), là nói đặc tánh làm nhân của thức thứ tám, nghĩa là thức chủng tử từ vô thỉ đến nay triển chuyển liên tục tiếp noái làm nhân phát sanh các pháp tạp nhiễm (, tức chủng tử sanh hiện hành). Nhất thiết pháp đẳng y (hết thảy pháp đều nương), là nói đặc tánh làm duyên của thức thứ tám, nghĩa là thức chấp trì từ vô thỉ đến nay làm chỗ nương tựa cho các pháp tạp nhiễm, nói khác, thức thứ tám có năng tánh thâu giữ chủng tử nên làm chỗ nương tựa tiếp nhận cho các pháp tạp nhiễm huân tập (, tức hiện hành sanh chủng tử). Hai câu đầu của bài tụng giải thích cho trì chủng tâm.


Do thử hữu chư thú (do đó có các thú), là nói do có thức thứ tám này chấp trì (chấp thọ và nắm giữ) tất cả pháp (tạp nhiễm) thuận với sự lưu chuyển, vì vậy mới có sự lưu chuyển sanh tử (luân hồi) của các loài hữu tình. Tuy biết hoặc, nghiệp là nhân của sự lưu chuyển (tập đế), nhưng chư thú (đường lành đường dữ) là quả báo của sự lưu chuyển (khổ đế), nên nhấn mạnh ở điểm này. Chư thú, cũng có thể hiểu là năng thú (nhân) và sở thuù (quả), đều cùng trong phạm vi lưu chuyển sanh tử, trong tác dụng duy trì và nương tựa của thức thứ tám.


Cập niết bàn chứng đắc (và niết bàn chứng đắc), là nói do có thức thứ tám này chấp trì (chấp thọ và nắm giữ) taát cả pháp (thanh tịnh) thuận với sự hoàn diệt, vì vậy mới có sự chứng đắc niết bàn của người tu hành. Ở đây chỉ nói phần đạo năng chứng, là con đường đưa đến niết bàn (đạo đế), vì niết bàn không dựa thức này mà có. Hoặc cũng nói là niết bàn sở chứng (diệt đế), là chỗ mong cầu của người tu hành. Hoặc cùng nói năng và sở, nhưng cả hai đều nhiếp vào sự hoàn diệt niết bàn. Như vậy, hai câu tụng sau nói về vô lậu pháp nhưng cũng y vào thức thứ tám mà hiển thị.


b. Kinh Ðại thừa A tỳ đạt ma lại có bài tụng rằng:


Do nhiếp tàng chư pháp
Nhất thiết chủng tử thức
Cố danh A lại da
Thắng giả [61"> ngã khai thị.


(Là cái chủ thức thâu tàng chủng tử của các pháp, nên mệnh danh là A lại da, đối với người thắng thì Như lai khai thị cho đó )


Do bản thức thứ tám đầy đủ các chủng tử nên có khả năng thâu giữ (nhiếp tàng) các pháp tạp nhiễm, theo nghĩa này mà lập danh A lại da. Thức này từ vô thỉ cho đến Bất động địa không còn ngã chấp, tên gọi là A lại da, dịch nghĩa là tàng thức. Ðây là từ công năng mà lập danh.


c. Kinh Giải thâm mật có bài tụng:


A đà na thức thậm thâm tế
Tập khí chủng tử như bộc lưu
Ngã ư phàm phu bất khai diễn
Khủng bỉ phân biệt chấp vi ngã.


(Thức A đà na cùng cực vi tế, tất cả chủng tử như dòng nước mạnh. Như lai không nói cho kẻ phàm ngu, sợ họ phân biệt chấp làm bản ngã.)


A đà na, đời Ðường dịch là chấp trì, tức là thức thứ tám (mà ẩn lược mạt na thức: cái ý thức tự ngã lúc nào cũng có). Vì có khả năng chấp trì (nắm giữ) chủng tử các pháp tạp nhiễm, chấp thoï các sắc căn, thân thể (= sở y của các sắc căn) và thế giới của căn thân ấy, chấp thủ sự kiết sanh liên tục, cho nên thức này tên là A đà na. Nói tóm, thức này có 3 nghĩa nên gọi là A đà na: một là, chấp trì chủng tử các pháp tạp nhiễm không cho rơi mất; hai là, chấp thọ sắc căn (= các giác quan), sanh mạng (y) và đời sống (xứ) của sanh mạng ấy; ba là, chấp thủ sự kiết sanh liên tục (, nghĩa là, A đà na là chủ thể nắm lấy sanh mạng từ khi sanh đến khi chết, liên tục nắm lấy từ đời sống này đến đời sống khác).

...
Tags: bat thuc qui cu tung trang chubat thuc qui cu tung trang chu
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
» Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ
» Bàn về tư tưởng Phật Học
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON