watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 19:14,Ngày 23/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 1080

Bóng nguyệt lòng sông


» Đăng lúc: 12/03/15 17:57:26
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

My rose gays are for captives


Dim, long expectant eyes


Fingers denied plucking


Patient till paradise


(những hoa hồng nhung của tôi chỉ dành cho những kẻ đang bị giam cầm đang ngước những đôi mắt mỏi mòn chờ đợi – những ngón tay không bao giờ với tới, kiên nhẫn cho đến ngày lên được thiên đàng)


Chúng ta cũng thế, giống như những kẻ tù đày đang bị giam hãm chỉ biết ngước những đôi mắt tuyệt vọng nhìn đóa hoa mình không bao giờ được hái. Có những nhu cầu thầm kín mà ta chỉ ý thức được khi gặp điều trái lại làm cho ta bất mãn. Chẳng hạn, thông thường có thể ta không biết mình có háo danh, ham tiếng khen hay không. Nhưng khi bị chê ta mới biết té ra mình cũng thích được khen vì bị chê thì đau khổ. Mọi nỗi sợ hãi khác đều chứng tỏ sự có mặt của nó bằng cách tương tự, nghĩa là bằng mặt trái.


Cái ngã càng lớn thì nhu cầu càng nhiều. Nhu cầu càng nhiều thì sợ hãi càng nhiều. Một con người có nhiều sợ hãi, nhiều vòng đai phòng thủ không thể gọi là người hùng mạnh.


Đức Bổn sư chúng ta là người mạnh nhất trong những người mạnh, bởi vì Ngài đã triệt tiêu bản ngã, bởi vì Ngài không còn một nhu cầu nào. Trong Kinh Sợ hãi khiếp đảm (Trung Bộ I), Ngài đưa ra những lý do vì sao Ngài không còn sợ hãi, để ai muốn đạt được đức tính vô úy, thì hãy sống như Ngài đã sống: thân nghiệp thanh tịnh (nghĩa là không giết hại, trộm cắp, dâm dục), ngữ nghiệp thanh tịnh (không nói dối, nói hai lưỡi, nói lời phù phiếm, lời độc ác), ý nghiệp thanh tịnh (không tham, sân, si), mạng sống thanh tịnh (không tự nuôi sống bằng những nghề nghiệp ác ôn), không có tham dục cường liệt, không lười biếng, không ngủ gà ngủ gật, tâm không tán loạn (luôn luôn thiền định), thân không lăng xăng giao động, không ham muốn lợi danh và tiếng khen, không khen mình chê người, không nghi ngờ do dự, không ngu độn si ám… Ngược lại, Ngài sống điều độ, tỉnh giác, tinh tấn, chánh niệm, ít nhu cầu, sáu căn luôn luôn an hòa tịch tịnh, có trí tuệ sáng suốt. Nhờ vậy, với Ngài, không bao giờ có nỗi sợ hãi và bất thiện khởi lên khi sống một mình trong những trú xứ xa vắng ở rừng núi hoang vu: Đức Phật quả là Đấng Chiến Thắng (Jina) trong loài người, Con Người mạnh nhất.


4. HẠNH ĐỘC CƯ LÝ TƯỞNG


Kinh Theranàmo (Trưởng Lão Danh) trong Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya, II, 2827) kể chuyện một vị tỷ kheo luôn luôn sống một mình và khuyên người khác nên sống như vậy. Như nhan đề kinh, vị ấy được các tỷ kheo gọi là trưởng lão, chúng ta không rõ vì họ tôn trọng ý muốn dấu tên của ngài hay nó có tính cách biếm xích khi những bạn đồng tu của ngài có xã hội tính hơn. Chúng ta gần như có được một bức hoạt họa về vị tỷ kheo ấy trong những câu sau đây trích từ kinh văn:


“Bấy giờ có một vị tỷ kheo được gọi là trưởng lão, vị ấy là một người độc cư, và tán thán hạnh độc cư. Một mình vị ấy đi vào làng khất thực; một mình, vị ấy trở về; một mình, vị ấy ngồi thiền; một mình, vị ấy kinh hành.


“Một số tỷ kheo đồng học có lẽ thấy lối sống của ông ta hơi quái dị, nên đến bạch Phật. Phật cho gọi trưởng lão ấy đến. Ông ta cũng xác nhận lời đồn đại về sự ưa thích độc cư của ông. Khi Phật hỏi ông hiểu thế nào về độc cư và thực hành nó như thế nào là đúng, ông giải thích cho Ngài nghe thói quen thường nhật của ông như trên:


“- Bạch Thế Tôn, một mình con vào làng khất thực, một mình con trở về, một mình con thiền định và, một mình con kinh hành. Bạch Thế Tôn, như vậy con là một kẻ độc cư và tán thán hạnh độc cư.”


Lời dạy của Phật về thái độ ấy không hẳn là một lời lên án cũng không ca ngợi vô điều kiện. Ngài dạy: “Này trưởng lão, quả có hình thức độc cư như vậy, Ta không phủ nhận. Nhưng trưởng lão, Ta sẽ nói cho ông nghe cách thức độc cư hoàn hảo nhất trong mọi chi tiết của nó. Hãy chú ý lắng nghe.” Rồi Ngài tiếp tục giải thích như sau:


“- Trong sự độc cư này, trưởng lão, cái gì đã qua được bỏ qua. Cái gì chưa đến được gạt bỏ. Tham dục đối với những tâm sở hiện tại được chế ngự. Này trưởng lão, thế gọi là lý tưởng độc cư được hoàn thành trong mọi chi tiết.”


Để nêu rõ rằng người độc cư lý tưởng kiện toàn những điều kiện trên đây chính là bậc A la hán, Phật tóm tắt lời dạy bằng bài kệ:


Vượt trên tất cả, biết tất cả


Bậc thánh không nhiễm ô đối với tất cả


Được giải thoát vì từ bỏ mọi sự


Khi dục vọng không còn


Người như thế Ta sẵn sàng tuyên bố


Là một người độc cư thật sự.


Lý tưởng độc cư nêu trong Trưởng Lão Danh Kinh dường như được lập lại trong những bài kệ tóm tắt kinh Bhaddekaratta. Ta có thể so sánh định nghĩa của Phật về người độc cư toàn hảo trong kinh Trưởng Lão với những dòng sau đây ở kinh Bhaddekaratta:


“Đừng theo dấu quá khứ


Hay khát vọng tương lai


Cái gì đã qua được bỏ lại đàng sau


Và với cái hiện tại


Dùng tuệ giác soi chiếu.”


Trên đây ta thấy kinh Trưởng Lão trình bày lý tưởng đích thực của độc cư trái hẳn với quan niệm thông thường về độc cư: lý tưởng đích thực được mô tả là một sự “độc cư” của tâm thức bằng cách bỏ hết mọi sự thuộc quá khứ và tương lai, và chế ngự dục vọng đối với những tâm sở hiện tại. Những câu kệ kết luận cho thấy rõ người độc cư lý tưởng không bị ô nhiễm đối với mọi hiện tượng và được “giải thoát, vì từ bỏ tất cả”. Điều này nhắc ta nghĩ đến danh từ upadhiviveka (sự giải thoát mọi sở hữu) ám chỉ Niết bàn, sự độc cư tâm linh cao nhất (citta viveka), và mọi nỗ lực độc cư của thân xác phải được gắn liền vào nó một cách thích hợp. Về sự độc cư thân xác, quan niệm thông thường là ở một mình. Nó đem lại cho tâm thức nhà khổ hạnh cái viễn tượng bình an vì xa lánh được đám đông điên cuồng. Dĩ nhiên sự độc cư thân xác này thường được đức Phật đề cao xem như một điều kiện tiên quyết để giải thoát. Bởi thế ở cuối một đoạn văn hùng hồn ca ngợi hình thức độc cư này, Ngài thú thật với thị giả Nàgita một cách hồn nhiên rằng Ngài rất thoải mái ngay cả khi đại tiểu tiện mà không thấy ai ở đằng trước hay sau mình, hoàn toàn một mình: “Khi không thấy ai đằng trước hay đằng sau, Ta hoàn toàn thoải mái khi ở một mình trong rừng núi.”


Cũng như sự độc cư thể xác có nghĩa là sự thỏa thích vì không thấy người nào ở trước hay sau mình, sự độc cư tâm linh cũng thế, được định nghĩa là sự vắng bóng ngoái nhìn quá khứ hay trông ngóng tương lai trong tâm trạng lo âu. Vì đã từ bỏ những gì thuộc vị lai, ta không còn lo nghĩ về tương lai. Quan niệm thời gian về quá khứ và tương lai trong sự độc cư tâm linh tương ứng với không gian trước và sau trong sự độc cư thể xác. Tuy nhiên sự giải thoát khỏi hai yếu tố ấy tự nó không đem lại sự “thoải mái” vốn là lý tưởng của sự độc cư, còn có một yếu tố thứ ba cần phải loại bỏ: ấy là ta phải “vôâ ưu lự” dù trong sự độc cư thể chất hay tâm linh. Do đó bất cứ sự bám víu nào đối với sở hữu của mình- thuộc vật chất hay tinh thần- chính là yếu tố thứ ba làm hỏng sự độc cư. Khi đã điều phục hoàn toàn dục vọng đối với những tâm sở hiện tại, với tuệ giác người ta biện biệt rõ ràng những pháp hiện tại và thấy nó vô thường, khổ, vô ngã.


Hai kinh Trưởng Lão Danh và Bhaddekaratta như vậy phối hợp để diễn tả một quan điểm về một sự độc cư siêu việt xa hẳn ý nghĩa thông thường. Ngoài ra những chỗ khác của tạng Pàli cũng nói ý ấy, ví dụ:


Không nhảy quá xa, cũng không lùi lại


Đã siêu việt được tâm thức tán loạn


Vị tỷ kheo xả bỏ những pháp bên này bên kia


Như con rắn bỏ cái vỏ đã khô cằn


(Sn.V,8)


Không có gì ở trước mặt hay sau lưng


Cũng không có gì ở trung gian gọi là của mình


Kẻ nào không sở hữu gì, không bám víu gì


Kẻ ấy ta gọi là một người thanh tịnh


(PC 421)


“Buông bỏ cái gì đã qua- buông bỏ cái gì chưa tới- buông bỏ luôn tất cả cái trung gian- siêu việt mọi hiện hữu, với một tâm thức giải thoát mọi sự như thế, ngươi sẽ không bao giờ trở lại trong sanh tử.”


Một nghiên cứu tỉ giáo về hai kinh nêu trên sẽ cho thấy rõ rằng cả hai kinh đề cập cùng một vấn đề. Nhưng làm sao để giải thích đúng từ ngữ bí hiểm Bhaddekaratta? Trong mạch lạc của sự thỏa luận vềø đề tài độc cư của chúng ta, yếu tố nổi bật nhất của ẩn ngữ dường như là tiếng ở giữa “eka” (một, đơn độc). Vì tính cách khá thông dụng của danh từ này mà ý nghĩa của nó thường bị xem thường. Do đó có khuynh hướng xem từ Bhaddekaratta như một khiếm từ (chưa đủ nghĩa). Từ đơn “eka” hầu như bị vài học giả xem như một phiếu trắng, cần phải thêm vào những danh từ khác như “đêm” hay “sự gắn bó với cô độc” để làm cho nó đủ nghĩa. Nhưng ta có thể chứng minh rằng danh từ eka có một vị trí ưu thắng trong thuật ngữ kinh tạng Pàli, nó là một biểu tượng có ý nghĩa lớn đối với những người có khuynh hướng khổ hạnh. Đối với họ, nó không có gì là khó hiểu vì nó mang tất cả những hàm ẩn gắn liền với ý tưởng độc cư của nhà khổ hạnh. Đối với họ, rõ ràng không có gì lạ không có gì khó hiểu trong từ “eka”, và bởi thế chúng ta tìm thấy từ này lập lại trong suốt kinh Khaggavisàna -75 trong điệp ngữ “eko care khaggavivànakappo” 0 Kinh Mâu Ni (Muni sutta) cũng sử dụng từ eka trong ý nghĩa “đi một mình” ấy: “ekani carantami munimappamattam” 0. Từ eka cũng được tìm thấy đến 6 lần trong bài kệ của Trưởng lão Ekavihàriya -546. Được “ở một mình không có người thứ hai” 0 trong rừng sâu, đấy là niềm khát vọng của ngài, và do đó ngài đã được đức Thế Tôn ca ngợi trong bài kệ sau:


Ekàsanam ekaseyyam


Eko caram atandito


Eko danayam attànam


Vanamte ramito siyà – (Dhp.305)


Một chỗ ngồi đơn độc- một giường nằm đơn độc


Và đi một mình không mệt mỏi


Một mình tự hàng phục, ông ấy có thể tìm thấy khoái lạc trong sự độc cư ở núi rừng. (PC.305)


Những khó khăn về từ nghĩa của tiếng "eka" như vậy đã được vượt qua, bây giờ ta có thể bàn đến tương quan của nó với từ "ratta" tiếp sau đó. Từ "ekaratta" đã được giải thích theo truyền thống là "một đêm" và ta đã thấy Nànamoli và I.B. Horner chứng minh ở trên rằng lối giải thích ấy không ổn. Đại đức Nànamoli đã gợi ý



một cách chính xác rằng ratta có thể là một từ phát xuất từ ngữ căn vranji (mong muốn, bám víu). Nhưng ông đã ngần ngại không theo dõi hết những hàm ẩn của giả thuyết ông, có lẽ vì gặp phải khó khăn ở danh từ "eka". Trên đây chúng ta đã lột được ý nghĩa của từ này, nên có thể tiếp tục khai thác sự gợi ý của đại đức đến chỗ toàn vẹn. Sự "yêu thích độc cư" (xem bài kệ trên) được xem như một loại "khát vọng lợi lạc"- nếu ta có thể dùng từ ngữ này một cách dè dặt. Chẳng hạn, trong kinh Nàlaka (Sn.) chúng ta tìm thấy một sự phê chuẩn rõ rệt đối với một "bám víu" hay "thích thú" như vậy:


Esànassasikkhetha- samanopàsanassa ca ekattam monamakkhàtam eko ce abhira-


missasi atha bhàsisi dasa disà.


Sutta Nipàta -719


"Hãy tập luyện ngồi một mình ở nơi thích hợp cho một ẩn sĩ. Sự độc cư được gọi là thánh hạnh, và nếu người nào vui thích trong hạnh độc cư, người ấy sẽ chiếu sáng cả mười phương"


Hoặc chỗ khác trong kinh Xá Lợi Phất, ta thấy từ ratta (thích thú, bám víu, khát khao) được sử dụng trong nghĩa nêu trên, nói đến sự yêu thích độc cư của Phật và sự từ bỏ của Ngài:


Sabbam – tamam-vinodetvà-elo'va rati majjhagà

...
Tags: bong nguyet long songbong nguyet long song
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON