10. Kiêu (kiêu ngạo): Ðặc tánh của tâm sở này là kiêu hãnh và cao ngạo, vì tự nhận là thành công trong sự nghiệp (như được giàu sang, quyền thế, có tài năng), rồi tự mình đắm sâu, mê say vào sự tôn thắng ấy. Hoạt dụng của kiêu là chỗ dựa cho pháp tạp nhiễm (= phiền não và tùy phiền não), và chướng ngại tâm không kiêu ngạo. Người có tâm kiêu ngạo thì lần lần sanh trưởng tất cả (phiền não và nghiệp) tạp nhiễm. Kiêu thuộc về tâm tham.
Trong 20 món tùy phiền não, thì 10 món tiểu tùy (ở trên) và 3 tâm sở: phóng dật, thất niệm, bất chánh tri (của đại tùy) thuộc về phần sai biệt của phiền não căn bản (, do không có biệt thể nên có một phần đặc tánh của phiền não căn bản). Bảy tâm sở còn lại (vô tàm, vô qúi thuộc trung tùy, và bất tín, giải đãi, hôn traàm, trạo cử, tán loạn của đại tùy) thuộc về tánh đẳng lưu (, do có biệt thể nhưng có cùng đặc tánh với phiền não căn bản).
Bốn tâm sở bất định:
Nói về 4 món tâm sở bất định, Duy thức tam thập tụng có ghi:
Bất định vị hối, miên
Tầm, tứ, nhị các nhị.
(Tâm sở bất định là: hối, miên, tầm và tứ; mỗi món đều đủ 2 tánh thiện và ác (tịnh và nhiễm)).
Bốn món tâm sở bất định này không giống với 5 loại tâm sở trước (biến hành, biệt cảnh, thiện, phiền não và tùy phiền não). Chữ định (nhất định), có nghĩa là biến khắp 8 thức, 3 tánh, tất cả thời và 9 địa. Bốn tâm sở này mang nghĩa bất định. (nghĩa là không nhất định là thiện hay ác). Luận Du già dùng 4 nhất thiết (: thức, tánh, địa và thời) để giải thích 5 loại tâm sơû khác nhau: 1. tâm sở bieán hành có đủ 4 nhất thiết; 2. tâm sở biệt cảnh có nhất thiết thức (8 thức tâm vương) và nhất thiết tánh (thiện, ác và vô ký); 3. tâm sở thiện có nhất thiết địa (3 cõi, 9 địa); 4. căn bản và tùy phiền não không có 4 nhất thiết; 5. tâm sở bất định chỉ có nhất thiết tánh.
1. Hối (ăn năn): Hối có nghĩa là ố tác [51"> (ghét việc đã làm). Ố tác là nhân, hối là thể của ố tác. Vì thể tức là nhân, nên luận noùi rằng, hối có nghĩa là ố tác, chính là dựa vào nghĩa nhân quả. Ðặc tánh của tâm sở này là hối hận nghiệp ác đã làm. Hoạt dụng của hối là chướng ngại sự tu chỉ. Chỉ, xa ma tha, là ngừng lại mọi nghĩ tưởng và đứng yên nơi chánh niệm.
2. Miên (thụy miên): Ðặc tánh của tâm sở này là lơ đãng, mê ngủ, làm cho thân không tự tại, tâm rất mê muội. Hoạt dụng của miên là chướng ngại tu quán. Quán, tỳ bát xá na, là nhiếp cảnh theo tâm, lấy quán trí (do văn, tư, tu) làm thể. Vấn đề đặt ra là, nếu khi mê ngủ là không có tâm thức thì làm sao có tác dụng “làm cho thân không tự tại, tâm rất mê muội” ? Ðã có tác dụng thì phải có tâm thức, vì tâm sở thụy miên là một thật thể có tác dụng của nó.
3. Tầm (tìm cầu): Ðặc tánh của tâm sở này là chuyển động vụng về (thô chuyển), làm cho tâm thức (ý thức) chuyển đổi vội vàng trong ý ngôn cảnh.
4. Tứ (quán sát): Ðặc tánh của tâm sở này là chuyển động điêu luyện (tế chuyển), làm cho tâm thức (ý thức) chuyeån đổi chậm rãi trong ý ngôn cảnh.
Hoạt dụng của 2 tâm sở này được căn cứ và phân định trên tác dụng làm cho thân tâm an hay thân tâm bất an. Thế nào là ý ngôn cảnh? Cảnh là đối tượng của ý thức, và ý thức nắm giữ đối tượng phần nhiều bằng danh ngôn (= khái niệm), cho nên gọi là ý ngôn cảnh (cảnh danh ngôn của ý thức). Tầm và tứ đều sử dụng một phần của tâm sở tư và tâm sở tuệ để làm thể tánh. Nếu khiến tâm an là do ý thức nhận thức cảnh qua một phần của tâm sở tư. Nếu khiến tâm bất an là do ý thức nhận thức cảnh qua một phần của tâm sở tuệ. Tâm sở tư mang tánh chậm rãi (trong việc lo nghĩ, tạo tác) nên có sự tinh tế. Tâm sở tuệ mang tánh mau lẹ (trong việc sáng suốt lựa chọn) nên có sự thô động. Như vậy, tâm an thì có cái dụng của tâm sở tư, không có tÂm sở tuệ; còn tâm bất an thì có cái dụng của tâm sở tuệ, không có tâm sở tư. Ở trên nói, “tầm và tứ đều sử dụng một phần của tâm sở tư và tâm sở tuệ làm thể tánh”, là thế nào? Ngài Hộ Pháp giải thích rằng, coù sự hổ tương trong tánh cách phối hợp giữa phần phụ với phần chánh. Nếu dùng tâm sở tư làm chánh, thì tâm sở tuệ tùy theo tâm sở tư mà có tác dụng khiến tâm an. Nếu dùng tâm sở tuệ làm chánh, thì tâm sở tư tùy theo tâm sở tuệ mà có tác dụng khiến tâm bất an. Nói cách khác, tầm và tứ đều sử dụng tư và tuệ mà không có sự chống trái nhau. Nghĩa tương ưng (= hòa hợp với nhau) này có 5 yếu tố là: thời, sở y, hành tướng, sở duyên và sự. Thí dụ, tâm vương và tâm sở: đồng thời sanh khởi, đồng một sở y là căn bản thức, đồng có chung hành tướng là kiến phần, đồng một sở duyên, đồng một thể sự, cho nên nói có sự tương ưng.
Thiện ác lâm thời biệt phối chi
(Thức thứ sáu riêng biệt phối hợp: khi thì với tâm sở thiện, lúc thì với tâm sở ác)
Ý thức khi gặp cảnh thiện thì cùng với tâm sở thiện tương ưng. Ý thức khi gặp cảnh bất thiện hay vô ký thì cùng tâm sở bất thiện hay vô ký tương ưng. Cho nên nói là tùy thời riêng phối hợp. Theo lý luận bàn, lấy tình suy xét cũng có thể biết được điều này.
Tánh, giới, thọ tam hằng chuyển dịch
(Thức thứ sáu thường xuyên chuyển đổi giữa 3 tánh, giữa 3 cõi, và giữa 5 thọ)
Câu tụng này nói, thức thứ sáu lúc nào cũng tự chuyển động liên tục theo 3 tánh (thiện, ác, vô ký), 3 giới (Dục, Sắc, Vô sắc) và 5 thọ (khổ, lạc, ưu, hỷ, xả), do hành tướng của nó dễ tự thay đổi, dễ tự vượt thoát. Riêng về 5 thọ, luận thuyết có chỗ không giống nhau. Thức thứ bảy và thức thứ tám chỉ có xả thọ. Năm thức trước chuyển biến có khổ thọ và lạc thọ. Về thức thứ sáu, có 2 luận sư nói khác nhau. Luận sư thứ nhất nói, nếu ý địa [52"> vốn có khổ (= tạp nhiễm) thì thức thứ sáu gồm đủ 5 thọ. Luận sư thứ hai nói, nếu ý địa không có khổ thì thức thứ sáu chỉ có 3 thọ là ưu, hỷ và xả. Nói đến 2 hình thái cảm thọ: khổ quá và vui quá, vấn đề đặt ra là, khi ý thức xúc đối cảnh khổ quá hay cảnh vui quá, thì cái khổ ấy hay cái vui ấy có tác động vào tâm thức không? Câu trả lời là, cái khổ ở địa ngục Vô gián hay cái vui ở cõi trời tam thiền, ở trong đó, ý thức làm sao có thể quên mất được cảnh thuận nghịch. (Nói cách khác, ý thức có mặt trong 3 giới). Thân bức bách hay ưa thích, gọi là khổ thọ hay lạc thọ. Tâm bức bách hay ưa thích, gọi là ưu thọ hay hỷ thọ. Tâm không bức bách, cũng không ưa thích, gọi là xả thọ. Lấy lý mà suy, vị luận sư nói, ý địa vốn có khổ, cho thấy nghĩa rốt ráo của ý thức là vậy.
Căn, tùy, tín đẳng tổng tương liên
(Căn bản phiền não, tùy phiền não, biến hành, biệt cảnh và bất định, tức 51 tâm sở nối tiếp nhau chuyển đổi theo ý thức)
Chữ đẳng chỉ cho các loại tâm sở còn lại như: biến hành, biệt cảnh và bất định. Các pháp nhieãm tịnh, tức 51 món tâm sở cũng nối tiếp nhau chuyển đổi theo ý thức, giống như 3 tánh, 3 giới, 5 thọ đã nói ở trên.
Ðộng thân, phát ngữ độc vi tối
(Thức thứ sáu vượt trội hơn các thức khác trong việc phát động thân nghiệp và khẩu nghiệp)
Trong 8 thức tâm vương, hành tướng của ý thức vượt trội hơn cả, vì tánh chất chủ đạo trong việc làm cho thân thể hành động và ngôn ngữ phát sanh. Ðại thừa Thành nghiệp luaän (do bồ tát Thế Thân soạn) nói về ý thức như sau: Bên ngoài thân thể hành động, ngôn ngữ phát sanh, chứng tỏ bên trong có cái tâm tư duy; giống như cá ẩn núp dưới đáy nước, thấy mặt nước khua động, chứng tỏ có cá.
Hoạt duïng của ý thức là sự tư duy. Tư duy có 3 loại: một là, tư duy xem xét, toan tính (thẩm lự tư); hai là, tư duy quả quyết, khẳng định (quyết định tư); ba là, tư duy khởi động, phát sanh [qua thân thể và ngôn ngữ"> (động phát tư). Các thức khác không có hoạt dụng rộng rãi như vậy, cho nên nói ý thức tối thắng hơn các thức khác.
Dẫn mãn năng chiêu nghiệp lực khiên
(Ý thức có năng lực tạo nhiệp: dẫn nghiệp và mãn nghiệp, và chiêu quả: tổng quả và biệt quả)
Ý thức có thể một mình tạo ra 2 nghiệp là dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Hai nghiệp này có năng lực chiêu cảm 2 quaû là tổng quả và biệt quả (tổng báo và biệt báo), và đó là sức mạnh thù thắng của nghiệp. Dẫn nghiệp, là nghiệp có công năng dẫn kéo. Mãn nghiệp, là nghiệp làm tròn đầy tổng quả. Thí dụ như người họa sĩ, trước phác hoïa tổng thể (= dẫn nghiệp), sau mới vẽ kỹ chi tiết (= mãn nghiệp). Nghĩa này nên biết. Trong luận có nói 4 trường hợp nghiệp dẫn: một là, 1 nghiệp dẫn ra 1 quả; hai là, 1 nghiệp dẫn ra nhiều quả; ba là,
nhiều nghiệp dẫn ra 1 quả; bốn là, nhiều nghiệp dẫn ra nhiều quả. Qua đây cho thấy ý thức có năng lực tạo nghiệp, chiêu quả. Một phần thiện ác của 5 thức trước cũng có thể tạo nghiệp. Thức thứ bảy và thức thứ tám, cả hai không thể tạo nghiệp, vì là tánh chất vô ký. Nếu bàn chung về 8 thức thì: chiêu nghiệp thành quả, là thức thứ 8 và 1 phần của 6 thức trước; không có tạo nghiệp chiêu quả, chỉ có thức thứ bảy. Một phần của 6 thức trước, là nói đến tánh chất thiện và bất thiện (của 6 thức đó). Tổng báo, là quả báo tổng thể của dị thục như đường lành, đường dữ (, tức những nẻo đường sanh tử, do dẫn nghiệp của thức thứ 8 làm nghiệp chủ yếu chiêu cảm). Biệt báo, là quả báo sai biệt (trong tổng báo) như sống lâu hay chết yểu, giàu sang hay nghèo hèn, đẹp hay xấu v.v… (, muôn ngàn sai biệt, do mãn nghiệp của 6 thức trước làm tăng thượng duyên). Phát khởi sơ tâm Hoan hỷ địa
(Ở sơ tâm Hoan hỷ địa, ý thức phát khởi được cái năng lực thù thắng vô lậu có thể tác thành mọi nghĩa lợi cho mình và người)
Ở Hoan hỷ địa, sơ tâm của ý thức đã chuyển thành vô lậu, bởi vì 2 chướng phân biệt ngã chấp và pháp chấp (cùng những sự tạp nhiễm trong ác đạo [53">) đều đã đoạn trừ.
Hỏi: Ba đời đoạn hết (lậu) hoặc hay sao? Nếu hiện tại đoạn hết hoặc, thì hoặc và trí chẳng cùng sanh. Quá khứ đã diệt, vị lai chưa sanh, như vậy ở giai đoạn nào?
Ðáp: Chỉ bàn luận khi trí khởi thì hoặc trừ, cho nên ở thời vị lai, thể của hoặc không thể tiếp tục sanh khởi, và gọi đó là đoạn.
Câu sanh du tự hiện triền miên
(Tuy nhiên, ở Hoan hỷ địa, vẫn còn có câu sanh ngã chấp và pháp chấp cho nên vẫn còn có những hiện hành và chủng tử sanh khởi)
Triền là hiện hành (ngu tối). Miên là chủng tử (nặng nề). Khi ở sơ tâm Hoan hỷ địa, ý thức vẫn còn có hiện hành và chủng tử của câu sanh phiền não chướng và sở tri chướng, do vì ý thức chưa thuần vô lậu. Ý thức lại không thường an trú trong sự chỉ quán về ngã không và pháp không.
Viễn hành địa hậu thuần vô lậu
(Sau Viễn hành địa thì ý thức mới thuần vô lậu)
Viễn hành địa tức là đệ thất địa. Ý thức từ đệ thất địa trở về trước, chủng tử hữu lậu và vô lậu chen nhau sanh khởi, do ý thức chưa thường an trụ trong chỉ quán. Từ đệ thất địa trở về sau thì ý thức mới thuần vô lậu, do chủng tưû câu sanh phiền não chướng và sở tri chướng không còn hiện hành nữa, mà thường an trụ nơi chỉ quán. Tuy nhiên, chỉ quán về ngã không (sanh không) thì viên mãn. Chỉ quán về pháp không còn gián đoạn (và thiếu sót).
Lại nữa, trong 10 địa, 5 địa đầu phần nhiều là chỉ quán hữu tướng, phần ít là chỉ quán vô tướng. Ðịa thứ sáu, phần ít là chỉ quán hữu tướng, phần nhiều là chỉ quán vô tướng. Từ địa thứ bảy trở lên là thuần chỉ quán vô tướng.