watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 19:51,Ngày 23/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 634

Thiên biến vạn hóa


» Đăng lúc: 12/03/15 17:54:41
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Chàng chữa thẹn bằng một cái mỉm cười.


Chà, tôi thấy Kỳ đức còn bé nên nói lỡ lời, không ngờ Kỳ đức làm cho một bài thuyết pháp tràng giang đại hải nên thân. Thôi xin tạm biệt và nguyện ghi ân mãi mãi trong lòng nhé. (^)


Quốc Cựu Lục Trần đi đâu?


Từ ngày Quốc cựu lục-trần mất tích một cái tin vô cùng quái lạ đối với ngày xa xưa ấy đã làm chấn động cả chế độ. Ngoài Lục hoàng hậu là tình cốt nhục, tân quân cũng có nhiều cảm tình với đương kim quốc cựu, một phần là vì em vợ, hai nữa là tình bằng cựu ngày còn thơ ấu. Riêng Quý phi nàng có cái lo âu mất đi một người tình trong lý tưởng. Nói tóm lai Lục trần ra đi để lại quá nhiều mến yêu quay quắc cho tất cả mọi người. Những ai đã gặp Lục trần một lần, dù chỉ một lần thôi cũng làm cho người ta say mê chàng như điên cuồng. Con người quan trọng ấy như thế nào, và có những thành tích gì làm cho mọi người phải say mê đến thế?


Đây Quốc cựu Lục trần: người là em khác mẹ với đương kim Hàng-hậu. Nguyên hai cô gái đẹp con quan tổng trấn, con bà chánh thất phu nhân, Lục tiểu thư đưa vào cung cho vua Thanh Tâm, đệ nhị phu nhân sanh ra Lục Trần Quốc Cựu, còn cô em gái Hoàng hậu lại gả cho Hoàng đệ Ma-nặc, Ma-nặc cũng có một cô em gái khác mẹ là Nguyệt-Ý công nương


Song đây không phải là cái lý do chính, làm mọi người say mê chàng, mà thật ra chàng có một phong độ đặc biệt,chẳng phải phụ nữ say mê mà cả phái nam nhi cũng mê chàng nốt. Họ say sưa chàng đến tột độ vậy. Người ta nghĩ chắc chàng có một bí quyết gia truyền nào để hấp dẫn ngoại nhân mãnh liệt, thật không quá đáng.


Là một thanh niên khôi ngô, nhất là có một phong độ làm người khả kính, chàng ít ngao du với ai, hình như vô tâm mà lại vô tình. Chàng thản nhiên trong lúc xuân về, không buồn khi thu đến, không biết lạnh cái lạnh của mùa đông và không biết nóng cái nóng trong ngày hạ. Hình như khí thiên hun đúc cho chàng nhiều đức tánh làm người ái mộ mà chàng thì chẳng ái mộ ai bao giờ. Có những đêm trăng nhã, những buổi trời thanh, người ta nghe tiếng đàn của chàng từ trong nội phủ vọng ra, tiếng đàn trái lại, khi như vui nhộn đón xuân, lúc buồn man mác như vương vấn hơi thu, khi chua cay gay gắt nhưsức nóng của ngày hạ và khi ởm ờ lạnh lùng như giá rét tiết đông . Đây là những đức tính kỳ đặc của Quốc cựu Lục trần.


Nay bỗng nhiên chàng mất tích. Bị bắt cóc? Hay ai thủ tiêu ? Chàng đi đâu ? Ai đem chàng đi? Người ta bàn tán xôn xao, thật là một đề tài sôi nổi, trong những buổi gặp mặt bất cứ ở nơi nào, nó đều làm đầu câu chuyện. Những người nhàn hạ ăn xong xách nón le te, họ tự động đi điều tra cho kỳ được. Năm bảy cái dấu hỏi, năm bảy câu giả thiết song đều chưa ai tìm ra manh mối cả.


Nhưng bức màn bí mật hình như lâu ngày được phai đi hoặc mỏng lần, làm cho những người còn lưu tâm đến câu chuyện có cơ hội khám phá ra trong một buổi tiệc tại tư dinh của Hoàng-đệ Ma-nặc. Nhân đề khởi đến vấn đề Quốc-cựu Lục-trần mất tích, Ma-nặc đã nói ra nhiều câu mà người ta cho là sự vô tình Ma-nặc đã làm tiết lộ vấn đề bí mật ấy. “Hứ, Quốc-cựu Lục-trần đi đâu? Đi đâu cũng đi trên đất của vua ta, đội trời cũng của Vua ta, ăn lúa của vua ta, chi cũng của vua ta…” Hoàng-đệ Ma-nặc bảo thế.


Rồi người ta nhớ rằng cách đây mấy tháng, trước ngày Quốc-cựu ra đi, người ta biết rằng Ma-nặcđã tâu ra gì với Chúa thượng, làm cho nhịp cầu thân thiện giữa Chúa-thượng và Lục-trần tuy không đến nỗi gãy đỗ song cũng rạn nứt đi nhiều.


Người ta đặt nhiều nghi vấn rằng: Hoàng-đệ Ma-nặc hoặc có, hay đã nhúng tay vào trong vụ này. Thế nhưng người ta chỉ nghĩ và đoán vậy rồi lâu lần cũng thôi, nói hoài cũng nhàm, vì họ đã có một đề tài khác thay vào nóng sốt hơn. Kỳ lạ hơn là Nguyệt-Ý Công-nương cũng đi mất.


Hai người theo nhau?


Không, không thể thế được, người ta không tin và họ cũng không bao giờ nghĩ đến cái việc tài trời ấy. Vì ngày xưa, ngày xưa cái thời của Lục-trần và Nguyệt-Ý còn trong khuôn khổ đẹp. Người ta còn biết sợ dư luận, và họ sống với danh dự nhiều hơn, người ta có thể ôm ấp một kỷ niệm riêng tư đến trọn đời chứ không bao giờ dám vượt qua lễ giáo.


Vậy tiếp theo dư luận trên thì từ khi Nguyệt-Ý Công-nương ra đi hoặc giả nàng đi tìm Lục-trần có lẽ đúng hơn, cái nghĩa đi tìm khác hẳn đi theo. Người ta được biết nhiều về Nguyệt-Ý em của Hoàng-thân Ma-nặc. Nàng là người nghĩa hiệp, tuy hình hài nhi nữ mà ý chí anh hùng; vả lại nàng có biết nhiều về võ nghệ gia truyền. Vì lẽ ấy nên dân chúng bàn tán xôn xao rằng: Hoặc Hoàng-thân Ma-nặc có làm điều gì ám muội trong vụ Lục-trần mất tích, mà Nguyệt-Ý Công-nương đã khám phá ra, song nàng không dám nói là vì danh dự tôn phong của gia đình. Nay nàng quyết theo đuổi Lục-trần để cứu chàng mà đền tội cho anh, với lại nàng cũng trọn niềm chung thủy, vì song thân Nguyệt-Ý trước khi từ trần đã di chúc việc cầu hôn với ái nữ của người là Nguyệt-Ý Công-nương, do Lục Hoàng-hậu yêu cầu.


Nói về Thiếu-sanh sau khi biết mình vì mất tinh-thần bởi năm bóng ma hiện ta ở bãi biển. Trãi qua một phen khiếp sợ, đáng lý đi đến ngã ba thì rẽ qua tay phải để về thôn “Áp nhĩ” chàng lại rẽ về tay trái, nên lạc vào cấm địa rồi bị thêm một trận kinh hồn, rõ thật tam-đồ bát nạn rủ nhau gieo vào chàng gánh chịu. Trải qua hai phen xuýt chết, chàng đã tìm ra con đường đến thôn Áp-nhĩ. Nhờ ơn của Kỳ-đức Vân-sô chàng vừa ngồi trên ngựa vừa nhẩm lại tiếng hát du dương…Những điệu nhạc siêu phàm và ý nghĩa siêu nhân còn vang vảng bên tai, như đã thức tỉnh con người trai đẹp phần nào, nhất là một bài thuyết pháp vô già của Đồng-tử làm chàng giật mình và thắc mắc mãi trong lòng, cái thắc mắc của người “biết” mà vẫn không làm được như cái biết thật oái oăm.


Lang-thang trên đường gió bụi, đi tìm một ảo ảnh trong thời gian vô định. Cái bóng hạnh phúc trừu tượng trong lý tưởng biết đến bao-giờ mới thực hiện? Và khi thực hiện được chắc phải đổi bằng một giá rất đắt, sợ e mộng chưa thành mà mái tóc đã hoa râm!


Nhiều cảm nghĩ chắp nối liên-miên trong tư tưởng, thì ngựa ô đã đưa chàng đến một đô-thị tương đối rộng lớn của thôn “Áp-nhĩ” ít hôm, để cho ngựa hoàn hồn trong mấy phen vào sanh ra tử.


Từ khi chú bé con con “Vân-sô” tố giác chàng là gái, Thiếu-sanh vẫn không ái ngại và cũng không thấy chàng cải chánh, vì từ lúc bỏ nhà ra đi cái chí hiên ngang của chàng nhờ có biết chút ít võ nghệ, nên giữa đường nếu gặp việc nghĩa thì chàng can thiệp ngay, chưa có một ai nói Thiếu-sanh là gái cả, mà họ chỉ khen và tặng chàng một biệt hiệu là “người thư sinh mặt đẹp” thế thôi. Nay Thiếu-sanh nghe người ta đồn Quốc-cựu Lục trần đã dừng chân tại thôn Áp-nhĩ nên chàng đến đây để tìm.


Tuy gọi là “thôn” nhưng thật ra là một đô-thị trù phú rộng rãi, dân cư đến trú ngụ làm ăn rất đông. Thiếu-sanh tìm các tửu quán để tiện bề nghe ngóng tin tức. Biết đâu cái tin Quốc-cựu Lục-trần lại không tiết lộ ra ở cửa miệng những người thực khách trong lúc trà dư tửu hậu? Tạm trú đến ngày thứ tư. Thiếu-sanh đã khỏe nhiều; chàng gửi ngựa vào tàu cho ngựa ô dưỡng sức thêm. Còn chàng một mình ra đi, một là để nghe ngóng tin tức, hai là để quan sát lối sống của dân chúng trong thôn, với lại tìm


xem cái thắng cảnh do nhiều vị kỳ cựu của thôn giới thiệu.


Thắng cảnh kỳ quan mà cảm động và lý thú nhất là “Vọng phu đình" và “ Đốn ngộ tự” Thiếu-sanh đến thăm Vọng phu đình trước, vì cái tên hấp dẫn mà ý-nghĩa phù hợp với tâm sự mình hơn. Chàng đi ngựa với ba người dẫn lộ vào một buổi chiều thu có mưa lâm thâm.


Vọng phu đình dựng trên một ngọn đồi khá cao, chung quanh có sông bao bọc trông như một trái cù lao. Đình không rộng lắm mà cũng không huy hoàng, có lẽ vì trải qua lâu đời lâu kiếp. Trong đình thờ vỏn vẹn một tảng đá dựng thẳng, tượng hình một người con gái. Theo lời người dẫn lộ giới thiệu, thì tảng đá này thiên nhiên như thế chứ không phải chạm trổ gì cả.


Nắng mưa dồn dập, dâu bể đổi thay, đình miếu bây giờ hoang vu, bia đá rêu phong hết chữ, bồn hoa gạch nát tiêu sơ thật


đúng với hai câu :


Sân hoa cúc rụi bồn lưa gạch


Bia đá thi đề chữ đóng meo[6">


Phong cảnh tuy tiêu sơ, nhưng một đoạn tình sử anh hùng mà cảm động vẫn còn lưu mãi trong dân gian: Nàng La-di-la, thứ nữ của quan thái thú, nàng đẹp mà hiền. Một năm gặp thiên tai dân chúng bị bệnh dịch tả rất trầm trọng, người chết vô số, trước cảnh thảm mục thương tâm, trước cái chết giãy giụa, quằn quại của trẻ em, bà già, thanh thiếu niên v.v… nàng vô cùng đau xót, đã bỏ ra nhiều tiền do tư trang của nàng để mua thuốc giúp dân song đều vô hiệu quả, số chết mỗi ngày càng tăng.


Nàng La-di-ta bèn đến trước tượng quán-Thế Âm Bồ-Tát mà phát nguyện rằng: Nếu ai chữa bệnh cho dân lành thì nàng xin đem thân thờ phụng trọn đời. Tin ấy rao khắp trong tỉnh sau khi đã được song thân chấp thuận. Có một chàng thanh niên đem thuốc đến trị lành quần chúng, nhưng bệnh mình thì chàng không trị được vì chàng là một người phung. Bệnh chàng đến thời kỳ trầm trọng giữa lúc chàng chữa lành bệnh cho thiên hạ! Giữ đúng lời hứa, nàng La-Di-La xin cha mẹ theo chàng, nhưng song thân nàng bội ước vì thương con. Còn chàng một người chân quê bệnh hoạn, cảm thấy tấm lòng thủy chung như nhất của người đẹp, chàng tự tỏ ra đi mà yêu cầu nàng hãy xóa lời phát nguyện.


Nàng đưa cha già của chàng về phụng dưỡng cho đến lúc ông cụ qua đời, song thân nàng cũng lần lượt từ trần. Nàng La-Di-La đi lang thang tìm chồng hết nơi nầy đến chốn nọ, cả gia thế nàng bán hết và bỏ vào quỹ từ thiện một nửa, còn nàng mang theo để bố thí, trong thời gian không biết bao lâu, đến khi dân chúng trong vùng thấy một tảng đá tự nhiên nổi trên một đồi núi, giữa hai con sông giao nhau như một trái cù lao, tảng đá tượng hình người con gái đẹp, thì vừa đúng lúc thiên hạ đồn con gái quan thái-thú đi tìm chồng hóa ra đấy. Quần chúng cảm đức Từ-bi và chung thủy của nàng nên lập đình ngay tại đó để phụng thờ. Bốn mùa hương khói trải qua không biết bao nhiêu năm, nhưng vẫn còn linh ứng và dân làng vẫn nhớ ngày tiết lễ.


“Đốn-ngộ tự" là một ngôi chùa dựng lên giữa triền núi khá cao, chung quanh có khe nước trong bao bọc, cảnh trí thiên nhiên có một vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ mà giải-thoát.


Lịch sử ngôi chùa Đốn-ngộ thật đúng như cái



hiệu của chùa vậy. Tương truyền rằng: cách đây ngót trăm năm, có một người con trai học thức lại đa tình, chàng chơi thân với một người con gái, từ ngày hai trẻ còn thơ, rồi cùng lớn lên song song, tình bạn trở thành tình yêu dễ dàng và thật sự, sắp đi đến hôn nhơn, vì đôi bên cha mẹ đều bằng lòng bởi lẽ môn đương hộ đối[7">.


Người con gái không đẹp nhưng rất có duyên, chỉ phải cái nàng có hai răng cửa hơi cời[8">, nhưng chàng yêu chàng bảo : duyên ở cái “cời ấy”.


Một hôm chàng rủ một người bạn thân đến chơi nhà vị hôn thê, luôn tiện để chàng giới thiệu với bạn và nhờ bạn xem hộ cái mặt coi có được không, tuy nói thì nói thế, nhưng giữa đường chàng không ngớt khen ngợi vị hôn thê của chàng, và chàng kể cho bạn nghe một nếp sống đã hoạch định sau nầy; mỗi khi chàng và nàng gặp nhau.


Lúc đến chơi thì nàng đi vắng, bà mẹ vợ đang ngồi giặt áo bên bờ ao. Bà mẹ vợ tương lai của chàng đã già mà tóc còn tốt lắm, bà bối một cục to tướng trên xoáy thượng như đội cả trái bưởi lớn trên đầu, không phải cái lối phi-dê tân kỳ, mà đấy là một cục rắc rối của cái đầu tóc không dầu không chải, nên trông nó như một tổ chim rột rột[9">, hai răng cửa của bà nhô ra gần nửa ngoài môi, một màu vàng ợt ợt.

...
Tags: thien bien van hoathien bien van hoa
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Tinh xá và thiên cung
» Thiên biến vạn hóa
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
» Bàn về tư tưởng Phật Học
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON