watch sexy videos at nza-vids!
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay
home| Game Online| Đọc Truyện
Bây Giờ 18:41,Ngày 23/11/24
Thông Tin Mới
Chúng tôi đang phát triển cố gắng đem lại sự thuận tiện mới với Mhay.Us, phất đấu trở thành Wap Giải Trí, Wap Tủi Game miễn phí và là cổng thông tin giải trí mạnh nhất trên Mobile, đem lại sự hài lòng cho các bạn. Xin cảm ơn.
Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL Hallo Star - Chat trực tuyến cùng IDOL
Bạn đang cảm thấy buồn chán , muốn có người hát nhảy cho mình xem. Thì còn chần chừ gì nữa mà không truy cập ngay vào Hallo Star để thưởng thức các Hot girl hát hay nhảy đẹp . Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi đến với Hallo Star - Chat cùng ngôi sao.
» »
Đang xem: 1 | Lượt xem: 632

Thiên biến vạn hóa


» Đăng lúc: 12/03/15 17:54:41
» Đăng bởi: Admin
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo

Trời sáng mơ mơ qua màn sương đặc, chàng nhìn xa xa từng đoàn người gánh đội lễ vật hoặc mang xách hương hoa, họ đi ngược lên đồi hướng về chùa Đốn-ngộ. Chàng chắc đoàn người nầy ở tận thôn quê xa xôi, đã lặn lội đi từ lúc khuya, hay có thể họ đi cả đêm bây giờ mới đến.


Trời sáng thật sự, tín đồ từ muôn phương lục tục kéo về mỗi lúc mỗi đông. Đứng trên đồi nhìn xuống, nào xe nào ngựa, ngựa xe tấp nập như những đợt sóng người tràn về. Gặp nhau dù không quen biết, họ vẫn niềm nở chào nhau bằng tiếng niệm Phật, tiếng niệm Phật vang lừng đồi núi. Ở đây đủ cả nam Phụ lão ấu, quan quyền, thợ thuyền dân quê, tất cả bách tánh.


Sự có mặt của quần chúng hôm nay, như đã nói lên tất cả lòng chí thành chí kính. Các cụ già đầu bạc phơ lể mể cầm hương cầm hoa, vừa leo chốc vừa niệm Phật để thay tiếng thở hì hục, các cô tiểu thư đài các, theo mẹ hànhn hương ngồi trên xe song mã, hoặc độc mã, chất nhiều lễ vật, mấy chàng công tử cưỡi ngựa trông oai phong lẫm liệt cũng đèo theo mấy cành hoa tươi. Không ai bảo ai, không ai khuyên ai, tuy ở muôn phương mà muôn lòng như một. Một nén hương một cành hoa trên tay như đã ký thác bao niềm thành kính để dâng lên Đức Thế-tôn hay mẹ hiền Quán Thế-âm Bồ-Tát. Nhìn nét mặt của người khách mộ Đạo, chàng như đọc được tâm trạng của họ đều giống nhau, phải chăng họ đã gặp nhau trên đường phụng sự Lý-tưởng.


Song thế gian là vậy, có tốt tất nhiên có xấu, hội hè nào lễ lượt nào, mà lại chẳng có những thành phần bất hảo len lỏi vào.


Thiếu-sanh lễ Phật xong chàng bái biệt Hòa-thượng và từ giã hai chú tiểu rồi xuống đồi. Thì bỗng gặp một chàng công tử nọ đang giục ngựa theo một đoàn thiếu nữ cầm hương hoa tha thướt đằng xa, có lẽ anh công tử nọ mãi miết theo các cô nên quên rằng mình đang cưỡi ngựa đi giữa đám đông. Vì vậy ngựa chàng đụng phải một em bé dắt một ông cụ lòa cũng cầm hương hoa đi dâng lễ. Ngựa đụng mạnh làm cả hai ông cháu té nhào ngay giữa đường. Thật là một cục trối cho chàng công tử kia vì bị chận đứng cuộc săn người của chàng ta. Thấy hai ông cháu nghèo chàng quên ngay cái lỗi của mình, nhưng dù sao giữa đám đông chàng cũng biết khó chịu và không thể bỏ họ mà đi. Muốn cho trắng án đã gian thì phải ngoan, chàng ta liền la ó hai ông cháu: ai bảo đi bậy? Chàng hậm hực và ý muốn hành hung. Tội nghiệp hai ông cháu nghèo bị ngã nằm lỏng chỏng hương hoa văng mỗi nơi mỗi thứ.Ông lão không thấy đường, cháu ông ta khi lồm cồm ngồi dậy thấy chàng công tử, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, thì em không dám cự nự gì cả. Vả chăng họ tin tưởng đi lễ là để cầu phúc, nhờ vậy mà chỉ té sơ sơ như thế


cũng nhờ Phật che chở lắm rồi, gây sự với người sợ mất hết công đức, nên hai ông cháu chỉ xuê xoa rồi ngồi lại bên đường. Người ta xúm nhau lượm hương hoa và thoa dầu bóp muối cho hai ông cháu xong, thì ngựa Thiếu- sanh vừa đến. Khi nghe câu chuyện người ta kể lại và thấy hai ông cháu ngồi thở bên đường, chàng công-tử nọ mặt đầy sân giận và vẻ hống hách của chàng thấm ra tận ngoài da thứa, chàng la ó mọi người sao dám can thiệp và chận chàng lại.


Có người biết chàng, họ xúm nhau rỉ tai nhau, rồi đi tản lần một ít. Thì ra công tử ấy là chĩnh mắm đầu giàng[13"> con cưng của một ông quan lớn hiện chức tại triều. Tên thật của chàng là Cổn-Đăng công tử lại có thêm cái tên thối hái[14"> là Phảo-niền. Người ta thường gọi chàng là cậu Sáu Niền ỵì chàng có năm người chị, chỉ một mình chàng là trai nên cha mẹ cưng lắm.


Cậu Sáu Niền tánh tình khó thương, đi đâu gây sự đó, cũng vì con trai một, nên cha mẹ quá cưng chiều, ưa chi được nấy làm tăng trưởng tánh xấu của cậu Sáu. Dân chúng ở kinh đều khét tiếng cậu Sáu, thấy cậu Sáu đâu là thiên hạ tránh xa. Nhưng nơi nào có hội hè đông đúc như hôm nay, thì in như là có cậu sáu mà Cậu Sáu xuất hiện thì dân chúng sợ lắm, không phải sợ oai thế của ông thân sinh y, mà họ sợ những thái độ vô lý của Sáu-Niền thì đúng hơn.


Có hai anh dân ngọng ở gần nhà quan lớn ấy vừa đi vừa kháo chuyện với nhau:


- Chà cuộc nể hành hương hôm nay chắc thế nào cũng có cậu Sáu Niền.


- Cậu Sáu-Niền đi nể à?


- Nể nạy chi cái cậu ấy, cậu ta đi ngắm các cô thiếu nữ đi nể mà ni.


Họ đang kháo chuyện với nhau thì một chốc hai anh nghe tiếng nhạc ngựa đằng sau, nhìn lại quả nhiên cậu Sáu thật. Rồi xảy ra câu chuyện trên đây. Thấy việc bất bình họ tức lỡm, nhưng biết tiếng cậu Sáu, lại ở gần nhà cậu họ sợ nên không biết làm thế nào được. Khi thấy ngựa Thiếu-sanh đến họ mừng lắm. Hai anh liền chen vào gần Thiếu-sanh để xem chàng xử sự ra sao.


- Thiếu-sanh xuống ngựa chàng đến gần cậu Sáu Niền nhã nhặn:


- Thưa công-tử, công tử không nên hành hung hai ông cháu vô tội nầy, ngày lễ đông đúc như thế, đường chật, người đông, ngựa công tử lại đi gấp, một em bé quê dắt một ông cụ lòa không thể tránh kịp, ngựa công tử đụng nhằm, lẽ ra công tử nên xin lỗi ông cụ một tiếng là phải, đàng này công tử còn định hành hung người ta thì thật một việc phi lý, khiến tôi là khách bàng-quan phải can thiệp.


Đang giận mấy cái cục trối làm vướng chân vướng cẳng không cho cậu Sáu đi, nay lại có người đến can thiệp và dám nói những lời lạ tai Cậu Sáu, vì xưa nay có ai dám can mình như cái anh chàng lạ mặt này đâu.


Dù sao cái tư cách của con người cũng dễ làm cho kẻ khác nể mặt. Thấy phong độ của Thiếu-sanh cậu Sáu có ý dè dặt, thật ra là vậy đó. Nhưng đối với con người ngoan cố nhiều khi nghĩ đúng mà làm sai, cậu Sáu “biến tu thành nộ”[15"> cậu nói liều :


- Á cái anh chàng này khi không muốn mua họa vào mình hẳn? Mắc gì đến “mày” đừng có nhân nghĩa hão?Gây sự với ta ư? Cậu Sáu-Niền hét lớn. Thiếu-sanh vẫn nhã nhặn:


- Công tử nên lịch sự một tí, nhất là giữa cuộc lễ thiêng-liêng hàng vạn tín đồ khắp nơi về đây hành hương cầu phúc, người ta quan chiêm vào chúng ta đều là người tử tế với nhau, dù sao cũng đứng vào hàng nho sĩ, chẳng những chanh từ “mày tao” người ta cười cho đấy.


Cứ cái đà nhã nhặn ấy ai mà chịu nổi. Cậu Sáu-Niền không để Thiếu-sanh nói hết câu, cậu rút cây roi sắt (hộ thân) vung lên và đánh vào đầu Thiếu-sanh.


Tưởng lấy lễ độ mà xử với nhau và nhìn con người của cậu Sáu, chàng không ngờ vũ phu đến thế. Chàng ân hận là mình đã không nghe lời người chung quanh, xầm xì về tư cách của cậu ấy. Thật là một việc xảy ra bất ngờ trong khi chàng không muốn có, vì chí nguyện của chàng đang đặt có nơi, nay công việc xảy ra như vậy làm chàng hết sức khó tính. Thiếu- sanh tự thẹn mình đã lỡ đụng đến con người mà ai cũng muốn tránh, vì chàng nghĩ, mình gây với họ tức nhiên mình đặt mình ngang với họ


vậy nhưng lương tâm chàng đã an ủi chàng: gặp việc phải mà không ra tay thì đâu gọi là trượng phu?


Cái sức mạnh của tuổi thanh niên, cộng với cơn tức giận cực độ, cậu Sáu dáng xuống đầu Thiếu-sanh một roi như trời giáng hạ, tưởng đầu chàng có thể vỡ làm bốn. Nhưng Thiếu-sanh lanh như cắt nhờ sự bình tĩnh, chàng đưa đoản kiếm ra đỡ liền. Bị phản ứng mãnh liệt, bất giác làm văng ngay roi sắt và cánh tay cậu Sáu dường như gảy hai.


Ồ thật là hay quá, mọi người quên sợ cậu Sáu họ vỗ tay, như xem một cuộc đấu quyền kỳ thú .


Cậu Sáu-Niền mặt tái mét, cậu rít lên nghe đến ghê người. Bỗng xe quan lớn nọ đi tuần hành vừa đến, mọi người xôn xao lo ngại cho Thiếu-sanh, vì người ta biết thế nào rồi quan ta cũng can thiệp cái vụ này, bằng cách bắt chàng nghĩa hiệp kia. vì cha mẹ nào mà lại không bênh con! Vả lại có oai thế không dùng vào việc này cũng uổng.


Người ta đoán không sai, quan ta chừng xe ở đám đông. Khi thấy cậu Sáu cong cong hai cánh tay, mặt cậu Sáu tím ngắt. Thấy cha đến vừa lúc quá, cậu Sáu kể tự sự cho cha nghe, nhưng cậu Sáu bớt khúc đầu thêm một khúc đuôi rằng: người lạ mặt nghe nói con là con của cha thì gây sự với con…


Hai anh dân ngọng nghe cậu Sáu phều-phào kể cho cha nghe sự việc như vậy, họ thở dài:


- Thôi, nội một câu ấy cũng đủ nàm cho quan nớn giận nắm rồi. Rồi họ bàn nhỏ với nhau thế nào, mà khi quan lớn bảo lính lẫn cả người và ngựa của Thiếu-sanh về tư lệnh, thì một đám đông ùa theo. Hai anh hô hào: Chúng mình cứ đi theo mấy bác nính. Quan có họ vô nao thì tụi mình vô nao bà con nghe, mình là dân thì đi đến đâu mà chẳng được nàm dân !


Quan lớn giam Thiếu-sinh thật vì cái tội dám đánh con quan do cậu Sáu vu khống. Đám đông ùa theo nhưng mấy bác lính gạt ra, họ đành đứng ngoài nhìn vào. Nhưng may thay bệnh quỷ đã có thuốc tiên, vì hai anh dân ngọng ở gần nhà quan, họ biết quan lớn, là lớn với ai chứ không lớn với bà lớn được, nên họ bàn: để tôi về bảo mẹ con nành vào tư thất thưa cho bà nớn biết để bà can thiệp cho chàng nghĩa hiệp, vì bà nớn người có đạo vị, lại thêm có hai cô con gái là Phương-tâm và Ngọc-quý cũng khá biết điều lắm. Tôi thấy xe bà nớn đi nễ mới về đó. Họ vừa bàn tính xong thì con ngựa ô của Thiếu-sanh khi xa chủ, nó như điên, lính dắt vào tàu ngựa cho ở chung với mấy con ngựa lạ, nó không chịu, nên ngựa ô tạp đá tứ tung, mấy con ngựa kia chạy toán loạn, phá gãy cả tàu ngựa, trong dinh xảy ra cái nạn ngựa đá nhau rất kinh khủng còn hơn mấy anh điên. Bị ngựa ô mạnh quá tụi ngựa tranh nhau chạy như say. Chúng húc nhau, đá nhau, rượt nhau, bồn hoa chậu kiểng đổ lỏng chỏng dẫm nát cả sân dinh. Ngựa ô lồng lộn xốc đại vào công đường làm quan lớn sợ chạy không kịp vuốt râu . Thật là nguy to, bà lớn mặt không còn chút máu, kéo hai cô con gái vào phòng đóng cửa chặt khư.


Biết chuyện đầu đuôi bà ta tức lắm, đứng trong phòng truyền ra như một vị tướng soái: Thả chủ nó ra cho người ta làm chủ nó, không thì chết cả nhà . Rồi bà lớn nạt luôn cả ông lớn: ông nghe cái thằng Sáu-Niền nớ thì có ngày mất mạng hết



cả sự nghiệp đó.


Lệnh phu nhân truyền ra quả thật linh nghiệm như thần, Thiếu-sanh được thả ngay. Thấy chàng, ngựa ô mừng như khóc vậy.


Chàng bình định xong cuộc xáo trộn của tụi ngựa rồi chàng vuốt ve ngựa ô: – Các con thật là đồ ngu si, đồng loại với nhau mà làm khổ nhau đến thế? Tội nghiệp, người ta bịt mắt con đến hai phần, con có thấy gì xung quanh nữa đâu? Đời đã mất hết tự cao còn đánh nhau, đá nhau, húc nhau để rồi con cũng sứt đuôi chảy máu thế này? Chàng lấy thuốc xức cho ngựa thì được lệnh phu nhân mời vào tư thất. Trong tư thất có cả Phương-Tâm và Ngọc Quý hai cô gái chưa chồng đang ngồi hầu mẹ và kể lại sự việc vừa qua, thì Thiếu-sanh vào. Hai nàng e lệ đứng dậy đón lời chào của khách lọ rồi lãng tránh vào sau bức rèm thêu.


Tuy mới gặp Thiếu-sanh lần đầu phu nhân đã có thiện cảm ngay. Thoát nhìn bà đoán biết con người bạch diện thư sinh mà chắc có tài ba xuất chúng, phu nhân bỗng có ý niệm sẽ gả một trong hai cô gái út của người, câu chuyện qua lại giữa Thiếu-sanh và phu nhân khá lâu bà hỏi dò về gia thế và quê hương của chàng.


Thiếu-sanh đã bịa ra, mình là một hàn sĩ không gặp thời, nên có ý định đi khắp bốn phương để cứu người giúp đời, rày đây mai đó làm một giang hồ lữ khách nên chưa lập gia đình.


Bà vào đầu câu chuyện ngay: là nếu chàng bằng lòng làm khách đông sàng[16"> thì bà sẽ tiến cử cho lên địa vị khả quan.


Thiếu-sanh biết nói thế nào để từ chối vị ân nhân nóng hổi! Nên chàng vâng vâng dạ dạ rồi cáo từ. Về đến nhà trọ chàng liền tính chuyện “d

Tags: thien bien van hoathien bien van hoa
Bình Luận Bài Viết




Cùng chuyên mục
» Chuyện người Mẹ điên
» Bóng nguyệt lòng sông
» Chín mươi kiếp mới gặp lại con
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bất hiếu dọa làm heo
» Ảo hóa
123»
Bài viết ngẫu nhiên
» Tinh xá và thiên cung
» Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
» Kim Các Tự
» Hối lỗi thoát khổ
» Chú chồn tinh khôn thọ tam quy y ngủ giới
» Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chủ
Làng giải trí Việt
Liên hệ: Trần Hữu Trí
Địa chỉ: Ba Đình - Hà Nội
Trang:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
U-ON